2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kiểm soát nợ xấu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 69 - 71)

- Vẫn còn những khoản nợ xấu phát sinh do yếu tố chủ quan xuất phát từ bản thân Ngân hàng. Nguyên nhân là năng lực chuyên môn của một số ít cán bộ nhân viên chưa thực sự tốt, chưa có nhiều kinh nghiệm nên dễ dẫn đến sai sót trong quá trình chọn lựa, thẩm định cấp tín dụng cho khách hàng.Muốn tăng trưởng tín dụng nhanh để lấy thành tích, khẳng định vị thế, trong khi năng lực quản trị rủi ro còn hạn chế. Khâu kiểm tra sử dụng vốn vay chưa được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ và đầy đủ , giai đoạn rủi ro nhất là từ khi tiền đã được giải ngân, đi ra khỏi ngân hàng. Nếu Ngân ngân hàng chỉ ngồi chờ tiển quay về như khách hàng đã cam kết hoặc chỉ kiểm tra sau vay lấy lệ, thì rủi ro lớn nhất chính là nằm tại đây. Có thể ban đầu khách hàng xin vay đúng mục đích, phương án kinh doanh trả nợ rõ ràng, tuy nhiên do khâu kiểm tra của Ngân hàng quá lơ là, dòng tiền khách hàng về nhưng họ không trả ngay mà dùng vào việc khác, khác hoàn toàn với phương án kinh doanh ban đầu. Việc đầu tư khác gặp khó khăn và do đã không được tư vấn bởi Ngân hàng từ đầu, khả năng trả nợ gặp trục trặc và nợ xấu là điều có thể đoán trước. Các báo cáo kiểm soát nội bộ thường chỉ là tổng hợp, phân tích, thống kê các số liệu từ báo cáo của bộ phận tín dụng nên chưa thể hiện được tính độc lập, ngăn ngừa, cảnh báo rủi ro

tín dụng, làm chốt chặn hữu hiệu trong cấp phát tín dụng, quản lý hiệu quả nợ xấu. - Nhiều khách hàng đã phán đoán không chính xác xu hướng phát triển của thị trường, dẫn đến mở rộng quy mô sản xuất trong các ngành đang phát triển quá nóng mà không có sự đánh giá kỹ lưỡng. Hậu quả là sự mất cân bằng trong cung và cầu. Một số khách hàng khi thực hiện các dự án lớn lại chia nhỏ dự án để tìm tài trợ từ nhiều ngân hàng khác nhau, qua đó giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc vay vốn từ các ngân hàng cũng như giảm bớt sự kiểm soát của ngân hàng. Chính những yếu tố này làm cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc kiểm soát các khoản cho vay, dẫn đến tình trạng nợ xấu.

- Nguyên nhân từ phía khách hàng thường thể hiện ở việc khách hàng vay sử dụng những khoản vay không đúng mục đích cam kết trong hợp đồng vay nợ, sử dụng vốn sai trình tự, đầu tư vào những hạng mục rủi ro mà không thông báo cho bên cho vay. Người đi vay bao giờ cũng hiểu rõ mục đích sử dụng những khoản vay trong khi người cho vay (Ngân hàng, các tổ chức tài chính…) thì không nắm rõ. Từ sự thiếu thông tin và thiếu giám sát, người cho vay sẽ dễ dàng gặp rủi ro đạo đức khi người đi vay sử dụng các khoản vay một cách quá mạo hiểm và không có hiệu quả.

- Nguồn thu từ thanh lý tài sản ở nhiều doanh nghiệp giải thể không được trả cho Ngân hàng nên việc thu nợ còn khó khăn, việc chuyển nợ thành vốn phụ thuộc nhiều vào quá trình cổ phần hoá, làm ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ.

- Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, ngừng sản xuất do những biến động kinh tế cả trong và ngoài nước, chính sách điều tiết của chính phủ và năng lực kinh doanh của từng doanh nghiệp nhưng các Bộ, ngành địa phương chần chừ không sắp xếp lại do nhiều lý do gây nên khó khăn trong việc thu nợ. Cũng có doanh nghiệp đã có quyết định phá sản, giải thể nhưng tài sản không thể thanh lý được do không có đầy đủ giấy tờ hoặc tài sản không còn giá trị. Do vậy việc bán tài sản công khai trên thị trường và qua trung tâm bán đấu giá rất mất thời gian để xác định tài sản.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM

KIỂM SOÁT NỢ XẤU NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TIÊN SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kiểm soát nợ xấu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)