Kiến nghị đối với Ngânhàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kiểm soát nợ xấu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 84 - 87)

NHNN đã rất quan tâm tới vấn đề xử lý nợ xấu của các Ngân hàng bằng việc ra các văn bản hướng dẫn thực hiện xử lý nợ xấu. Để tạo điều kiện cho Ngân hàng thực hiện tốt hơn công việc xử lý nợ của mình NHNN cần:

- Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các NHTM, từ đó phát hiện các sai sót, xu hướng lệch lạc…để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để. Quá trình thanh tra cần phòng ngừa xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn tới nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng của không chỉ một Ngân hàng mà cả hệ thống.

- NHNN cũng cần ban hành thông tư về việc xử lý những tổn thất khi các NHTM mua bán nợ, tạo điều kiện cho các Ngân hàng yên tâm thực hiện việc xử lý nợ của mình.

141/2006/ND-CP, yêu cầu tất cả các NHTM phải có vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng (tương đương 150 triệu USD) vào cuối năm 2010, tuy nhiên sau đó lại cho phép kéo dài thời hạn đến hết năm 2011. Mặc dù vậy, đến hết năm 2011 vẫn còn 05 ngân hàng chưa đáp ứng được điều kiện này.

Do sức ép phải tái cơ cấu theo lộ trình nên các ngân hàng nhỏ đã tìm các tăng trưởng tín dụng nóng, tập trung vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán nhiều rủi ro. Các ngân hàng này thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu thanh khoản và sử dụng công cụ lãi suất cao để cạnh tranh về huy động vốn hoặc vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất có khi lên cao hơn 30%/năm. Điều này đã làm cho thị trường tiền tệ luôn bất ổn, ảnh hưởng không nhỏ đến điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.

Do vậy trong lộ trình tăng vốn pháp định, cần kiên quyết loại bỏ các ngân hàng có quy mô vốn nhỏ, kinh nghiệm quản trị nội bộ kém, nhân sự và hạ tầng công nghệ thông tin hạn chế. Vì vậy Nhà nước cần có quy định cụ thể và bắt buộc trong việc tăng vốn tự có của các NHTM nhằm tăng thêm tiềm lực tài chính, tăng khả năng cạnh tranh và sức đề kháng của hệ thống ngân hàng trước những biến động của thị trường . Việc tăng vốn về nguyên tắc, các NHTM có thể tăng vốn thông qua các kênh:

+ Tăng vốn Ngân sách Nhà nước cấp (đối với các NHTM nhà nước); + Cổ phần hóa NHTM Nhà nước;

+ Phát hành thêm cổ phiếu mới (đối với các NHTMCP); + Chỉ đạo và giám sát việc sáp nhập, hợp nhất các NHTM.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là việc tăng vốn phải đi kèm với tăng cường năng lực quản trị thì mới tận dụng được tính kinh tế nhờ qui mô. Nếu không đảm bảo được yêu cầu này thì việc tăng vốn sẽ rất có thể dẫn tới làm giảm hiệu quả, suy yếu năng lực cạnh tranh của chính NHTM. Mức vốn pháp định bắt buộc được đưa ra dựa trên các tiêu chuẩn an toàn vốn cũng như tốc độ tăng trưởng tài sản có của các tổ chức tín dụng.

Thứ nhất, là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), nhằm đảm bảo rủi ro tài sản của ngân hàng phải được cân đối bằng nguồn vốn tự có. Cách thức đánh giá tỷ lệ này được định nghĩa rõ ràng thông qua Hiệp ước Basel - phương pháp ước định mức lượng rủi ro mà ngân hàng phải chịu và quy định mức vốn ngân hàng phải có để có thể kiểm soát được rủi ro.

Thứ hai, là đảm bảo rằng phải có yêu cầu về mức vốn tối thiểu cho các ngân hàng, giúp mỗi ngân hàng có đủ “lượng vốn cần thiết” để có thể hoạt động hiệu quả. Điều này nhằm đảm bảo trên thị trường sẽ không có quá nhiều các ngân hàng rất nhỏ hoạt động không hiệu quả vì quy mô vốn của họ.

Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là cần đảm bảo nguồn vốn của ngân hàng được phân bổ một cách hiệu quả, tức là các ngân hàng không nên có lượng vốn “dư thừa” nếu không sẽ làm mất đi sự hấp dẫn của chính mình.

- Cải thiện và nâng cao vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC). Để đáp ứng được nhu cầu phát triển, các chuyên gia ngân hàng cho rằng, CIC cần phải xây dựng được một kho dữ liệu phong phú, đa dạng và chất lượng hơn; cần tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông tiên tiến, hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thu thập để nâng cao khả năng và tốc độ xử lý thông tin phục vụ công tác điều hành và cung cấp cho các khách hàng. CIC cần phát triển mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, mô hình chấm điểm tín dụng thể nhân tại CIC; liên kết hệ thống xếp hạng, chấm điểm tín dụng của CIC với các tổ chức tín dụng; đa dạng các kênh cung cấp & dịch vụ thông tin đảm bảo an toàn, bảo mật, công khai; nâng cao độ chuẩn dữ liệu đạt chuẩn quốc tế để phục vụ tốt công tác quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nước và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.Bên cạnh những yêu cầu trên, trong thời gian tới, CIC cần chú trọng hơn đến độ chính xác của thông tin trong thu thập và xử lý; tăng tính kiểm soát và đẩy mạnh hợp tác công - tư để quản lý toàn diện thông tin về khách hàng vay; chú trọng đến tính đầy đủ khi bổ sung các loại thông tin có đủ phân tích xã hội, chấm điểm tín dụng đủ cơ sở tin cậy cho các tổ chức có thể quyết định cấp tín dụng.

và lượng tiền cung ứng trong lưu thông phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời đảm bảo an toàn thanh khoản của hệ thống ngân hàng tạo điều kiện cho các NHTM tăng trưởng tín dụng hợp lý.

- Tích cực đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo hiệu quả trong tiến trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, kiên quyết xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, thực hiện mua bán sáp nhập các tổ chức tín dụng với mục tiêu lành mạnh và mạnh hơn các tổ chức tín dụng chứ không phải là phép cộng đơn thuần các tổ chức tín dụng với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kiểm soát nợ xấu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)