Nguyên nhân phát sinh nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kiểm soát nợ xấu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 32 - 35)

* Nguyên nhân khách quan:

- Biến động kinh tế xã hội: Việt Nam bước sang thời kì đổi mới nền kinh tế từ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, tuy đã cố gắng học hỏi nhìều kinh nghiệm của những nước đi trước nhưng vẫn không tránh khỏi những sai sót ban đầu. Đồng thời còn chịu ảnh hưởng của những biến động trong nền kinh tế thế giới như về giá vàng, dầu mỏ ,lạm phát, tỷ giá, lãi suất….và những thay đổi về chính sách như chính sách tài khóa, bảo hiểm, lương…..làm phát sinh những nguy cơ tiềm ẩn. Đắc biệt trong giai đoạn chuyển đổi sai lầm trong hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực của nền kinh tế là điều khó tránh khỏi, dẫn đến các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ gây nên tình trạng nợ xâu khó thu hồi cho ngân hàng.

- Nền kinh tế tùy từng thời điểm sẽ có lúc thịnh vượng, doanh nghiệp có khả năng chi trả khoản nợ cho ngân hàng. Lúc suy thoái, kinh tế kém phát triển, ngân hàng khó có thể thu hồi được nợ từ các doanh nghiệp. Sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường hiện nay cùng với đó là những thay đổi liên tục về thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng, nếu các doanh nghiệp không có sự ứng phó kịp thời sẽ làm cho hoạt động kinh doanh trở nên khó khăn, gây tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

- Một đát nước đang trong quá trình phát triển thì các cơ chế chính sách thường xuyên thay đổi bất thường tạo ra môi trường pháp lý không hoàn chỉnh, hệ thống pháp luât chưa ổn định. Vì vậy sẽ xuất hiện những hệ lụy tất yếu đến ngân hàng một tổ chức cho vay vốn và các doanh nghiệp , cá nhân với tư cách là người đi vay mất khả năng thanh toán, nợ xấu phát sinh, thâm chí hệ thống ngân hàng có thể bị đổ vỡ.

- Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu vô cùng phức tạp, lũ lụt hạn hán xảy ra thường xuyên. Những thay đổi lớn về thời tiết, khí hậu, thiên tai dịch bệnh là những yếu tố rủi ro bất khả kháng làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng và doanh nghiệp, cá nhân khi tham gia hợp đồng vay vốn. Biến động của môi trường tự nhiên xảy ra rất khó dự đoán, mang tính bất ngờ và gây ra thiệt hại lớn khó kiểm soát, đặc biệt là trong nông nghiệp một lĩnh vực quan trọng của nước ta.

* Nguyên nhân chủ quan: - Từ phía khách hàng

+ Khả năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp không cao, năng lực tài chính không đủ hầu hết hoạt động bằng vốn vay nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các doanh nghiêp vì muốn mở rộng kinh doanh nên sản xuất số lượng lớn các mặt hàng vượt quá khả điều hàng dẫn đến hàng hóa bị ứ đọng, lỗ vốn, không trả được nợ.

+ Trong hoạt động sản xuất, khách hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu đầu vào hoặc có sự biến động về giá như giá vàng, dầu mỏ, ngoại tệ, các vật liệu chủ yếu dùng sản xuất…..Giá cả đầu vào tăng mạnh làm cho giá thành

sản phẩm đầu ra đắt hơn, lúc này khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp giảm mạnh do nhu cầu sử dụng sản phẩm kém đi. Doanh nghiệp không bán được hàng, thua lỗ, mất khả năng thanh toán khoản vay với ngân hàng, tình trạng nợ xấu xảy ra.

+ Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch. Quy mô nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ bé, cơ cấu tài chính thiếu cân đối là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Công tác quản lý tài chính kế toán còn tùy tiện, thiếu đồng bộ, mang tính đối phó, làm cho thông tin ngân hàng có được không chính xác, chỉ mang tính chất hình thức. Do đó, khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và sai lệch quá nhiều, rủi ro xảy ra là lẽ đương nhiên

+ Với những khách hàng thiếu thiện chí, trình độ, năng lực quản trị kém, kinh nghiệm non yếu dễ dẫn đến việc sử dụng vốn sai mục đích, gây thất thoát vốn và thường dây dưa trong việc trả nợ cho ngân hàng.

- Từ phía ngân hàng:

+ Ngân hàng quyết định cho vay dựa vào hồ sơ xin vay, và một số thông tin tín dụng khác từ bên ngoài, nhưngg luôn có những thông tin mà khách hàng đã che dấu, hoặc do ngân hàng không thể đoán biết trước được việc sử dụng vốn vay trong thực tế của khách hàng. Dẫn tới quyết định cho vay nhầm đối tượng, cho khách hàng có danh mục đầu tư nhiều rủi ro vay. Một khi khách hàng này gặp khó khăn về tài chính, thì khoản tiền mà ngân hàng cho vay cũng khó thu hồi lại được.

+ Mô hình kinh doanh của nhiều ngân hàng chưa theo kịp chuẩn mực, thông lệ quốc tế, dẫn đến hiều sai sót trong quá trình thẩm duyệt, giải ngân và giám sát xử lý nợ vay.Việc áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng theo tiêu chuẩn Basel (các nguyên tắc của uỷ ban giám sát ngân hàng Basel), xếp hạng tín dụng ... nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động tín dụng chưa được các ngân hàng tuân thủ chặt chẽ. Trong hoạt động cho vay, hệ thống ngân hàng còn lỏng lẻo trong công tác thẩm định mục đích vay, điều kiện vay, đặc biệt là

công tác kiễm tra sau vay dẫn đến chất lượng tín dụng không cao, nợ xấu ngày càng gia tăng.

+ Buông lỏng trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng. Thời gian qua công tác kiểm tra nội bộ của các ngân hàng còn chưa được chú trọng nhiều, chủ yếu còn mang tính hình thức. Cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ còn kiêm nhiệm thêm các công việc khác, việc kiểm tra phát hiện sai phạm còn sơ sài, cả nể, thường trông chờ vào lực lượng thanh tra của Ngân hàng Nhà nước

+ Trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn hạn chế: khi thẩm định dự án cho vay vốn, cán bộ tín dụng yếu về nghiệp vụ, khả năng phân tích các báo cáo tài chính kém kết hợp với việc thiếu thông tin về khách hàng nên chưa đánh giá được đầy đủ về tính khả quan của dự án.

+ Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng chưa cao: Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một số cán bộ tín dụng tiếp tay cho khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để có quyết định cho vay đúng thủ tục.

+ Cho vay nhiều mà chưa có cơ sở thẩm định chắc chắn để chạy theo thành tích, làm mất cân bằng giữa nhu cầu sử sử dụng vốn hợp lý và khả năng quản lý của ngân hàng.

+ Bản chất của bảo đảm tiền vay, là công cụ bảo đảm cho việc thực hiện trách nhiệm trong quan hệ vay vốn giữa Ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên Ngân hàng thường coi trọng TSTC mà không quan tâm kỹ tới các điều kiện khác. Ngân hàng thường yên tâm với TSTC, cầm cố, bảo lãnh mà thiếu sự giám sát chặt chẽ đối với các khoản cho vay. Trong khi đó điều kiện đảm bảo tiền về tài sản không được duy trì phù hợp với cam kết trong hợp đồng tín dụng do quyền sở hữu về tài sản của khách hàng không hợp pháp hoặc không còn giá trị pháp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kiểm soát nợ xấu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)