Kiến nghị với chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kiểm soát nợ xấu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 87 - 91)

Hoàn thiện cơ chế xử lý tài sản bảo đảm với các quy định của pháp luật thực tiến và dễ dàng hơn trong công tác xử lý. Việc xử lý tài sản bảo đảm là rất quan trọng trong việc góp phần xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc xử lý tài sản bảo đảm không chỉ đơn giản là bán được trên thị trường mà thường kéo theo nhiều thủ tục pháp lý kéo dài. Hiện tại, việc bên nhận bảo đảm chủ động bán tài sản để thu hồi khoản nợ có bảo đảm chưa được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật mà thường chỉ được tồn tại dưới hình thức thỏa thuận của các bên (nếu có) trong hợp đồng bảo đảm - điều này gây nhiều phiền toái trong khi thực hiện bởi chính yếu tố giá bán: các bên thường không thống nhất được giá bán và giá bán cao hay thấp đều gây nghi ngờ cho các bên liên quan.

Mở rộng đối tượng nợ xấu được mua của VAMC. Việc thành lập VAMC đã tạo bước ngoặt lớn trong việc xử lý nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam nhưng trước mắt vẫn sẽ giới hạn đối tượng nợ xấu được mua. Cụ thể chỉ mua với các khoản nợ trên 3 tỷ VND đối với tổ chức và 1 tỷ VND đối với cá nhân.

Bên cạnh đó, còn có các điều kiện khác như khách hàng vay còn tồn tại, trên 65% giá trị tài sản bảo đảm là bất động sản, khản nợ là hợp pháp và không tranh chấp…

Các quy định này đã giới hạn rất nhiều các khoản vay của hộ kinh doanh nhỏ hoặc của doanh nghiệp Nhà nước nhưng lại không có tài sản bảo đảm. Như vậy, có thể hạn chế nhiều đến hiệu quả của xử lý nợ xấu.

sách kinh tế vĩ mô. Chúng ta đã nhận thấy các ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô cũng là một trong các nguyên nhân gây ra nợ xấu, do vậy, Chính phủ cần thận trọng trong việc ra các quyết định, có chính sách rõ ràng, ổn định, nhất quán và có lộ trình hợp lý để thực hiện.

Pháp luật hiện hành vẫn quy định các bên là bình đẳng nên về nguyên tắc cơ quan pháp luật vẫn bảo vệ bên yếu thế (thường hay được hiểu là bên khách hàng) trong khi trong thực tế quan hệ dân sự này thì dường như ngân hàng là bên yếu thế hơn khi đã bỏ tiền của mình ra trước cho khách hàng sử dụng.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước đang diễn biến nhanh, phức tạp và khó dự đoán. Nợ xấu tồn tại trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại là tất yếu. Tuy nhiên, khi nợ xấu ở mức cao sẽ gây nên những tác động tiêu cực đối với các ngân hàng thương mại cũng như đối với nền kinh tế. Ngăn ngừa và xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa tài chính của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn là một trong những trọng tâm lớn trong quá trình hoạt động kinh doanh, khãng định vị thế của riêng của chi nhánh cũng như tiến trình tái cơ cấu NHTM hiện nay. Với mục tiêu đề tài đặt ra là nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu và đề ra các giải pháp phòng ngừa, xử lý nợ xấu, sau khi nghiên cứu luận văn đã rút ra một số kết luận là:

Thứ nhất, luận văn đã làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về nợ xấu, nguyên nhân phát sinh và tác động của nợ xấu đến bản thân NHTM, người đi vay và đối với cả nền kinh tế. Đó là cơ sở lý luận để đánh giá thực trạng kiểm soát và xử lý nợ xấu ở chương 2.

Thứ hai, luận văn đã đánh giá thực trạng kiểm soát và xử lý nợ xấu của Ngân hàng Công Thương chi nhánh Tiên Sơn trong giai đoạn 2012-2016, trên có sở đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.

Thứ ba, luận văn đã tập trung đề xuất các giải pháp kiểm soát nợ xấu theo những định hướng và nguyên tắc nhất định nhằm hạn chế nợ xấu ở mức tối thiểu, như: Hoàn thiện quy trình tín dụng; Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng; Thiết lập hệ thống dự báo tín dụng; Hoàn hiện quy trình kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ; Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi nợ; Tái đánh giá lại các khoản vay; Đổi mới công nghệ ngân hàng; Chú trọng tăng trưởng bền vững… Đồng thời đưa ra kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam, NHNN và Chính Phủ.

Với thời gian nghiên cứu có hạn mà phạm vi kiến thức khá rộng lớn, Mặc dù có rất nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, đề tài chắc không tránh khỏi một số quan điểm chủ quan cũng như vì chỉ bằng một số nghiên cứu trong phạm vi hẹp. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và phê bình của các Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, 2015.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư quy định về phân loại tài sản có, mức rích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNNngày 21/1/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành theo Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, ban hành theo Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

6. Phan Thị Ly, Quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ, Đà Nẵng năm 2015

7. Nguyễn Thị Thu Cúc, Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận văn Tiến sỹ, Hà Nội năm 2015

8. Nguyễn Quốc Khánh, Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP BIDV- Đông Đô,

9. Nguyễn Đắc Dũng, Hạn chế nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp khu vực tư nhân tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ,Đà Nẵng, 2010.

10. Khái quát chung về ngân hàng thương mại, tại địa chỉ

https://voer.edu.vn/m/khai-quat-chung-ve-ngan-hang-thuong-mai/bee30acb truy cập ngày 30.3.2017.

11. Tổng quan về Ngân Hàng Thương Mại, tại địa chỉ https://voer.edu.vn/m/tong- quan-ve-ngan-hang-thuong-mai/0e940032 truy cập ngày 30.3.2017.

12. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh2012 – 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kiểm soát nợ xấu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)