Tổng quan phương pháp ABC cổ điển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRONG QUẢN lý HÀNG lưu KHO của CÔNG TY HONDA VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ABC (Trang 30 - 32)

Phương pháp phân tích ABC cổ điển (ABC analysis) được đề xuất dựa vào nguyên tắc Pareto 80/20

Trong phương pháp Pareto 80/20 - “số ít sống còn và số nhiều ít có ý nghĩa”, giải thích trên tư tưởng quản lý doanh nghiệp là chỉ cần kiểm soát một số ít danh mục hàng hóa (20% danh điểm hàng hóa), doanh nghiệp có thể kiểm soát 80% hệ thống.

Trong phương pháp ABC, các loại hàng hóa lưu kho sẽ được phân thành ba nhóm A, B, C dựa vào giá trị hàng năm của chúng, tương ứng là sự quan trọng và định hướng quản lý tương ứng khác nhau cho từng nhóm.

a) Phân loại:

Các giá trị hàng năm này được xác định bằng công thức sau:

Giá trị hàng năm = Nhu cầu hàng năm * Giá trị mỗi đơn vị

Thông thường giá trị hàng năm thường được sử dụng là giá trị mua hàng (với hàng hóa xem xét là cho đầu vào) hoặc lợi nhuận (với hàng hóa xem xét là sản phẩm đầu ra). Các giá trị này đều có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp.

Nếu đề cập tới hàng hóa đầu ra, ta có thể hiểu phương pháp ABC chính là sự phân tích để chia nhóm các sản phẩm theo mức đóng góp lợi nhuận.

Biểu đồ 1.1: Phân loại hàng lưu kho theo phương pháp ABC

(Nguồn: Học viên tự tổng hợp)

Lý thuyết về tiêu chuẩn của từng nhóm hàng được xác định như sau:

Nhóm A: bao gồm những loại hàng lưu kho có giá trị hàng năm cao nhất,

chúng có giá trị từ 70-80% so với tổng giá trị hàng lưu kho, nhưng về mặt số lượng chúng chỉ chiếm 15% tổng số lượng hàng lưu kho.

Nhóm B: bao gồm những loại hàng lưu kho có giá trị hàng năm ở mức trung

bình, chúng có tổng giá trị chiếm 15-25% so với tổng giá trị hàng lưu kho, nhưng về sản lượng chúng chiếm khoảng 30% tổng số hàng lưu kho.

Nhóm C: bao gồm những loại hàng có giá trị hàng năm nhỏ, giá trị hàng năm

chỉ chiếm khoảng 5% tổng giá trị các loại hàng lưu kho, tuy nhiên số lượng chúng chiếm khoảng 55% so với tổng số loại hàng lưu kho.

Tùy vào thực tế, tỷ lệ giữa số lượng hàng lưu kho và tỷ lệ trên tổng giá trị hàng hóa được thay đổi, tuy nhiên, bản chất vẫn là phân nhóm dựa trên sự đóng góp lợi ích trên số lượng hiện hữu của mỗi hàng hóa.

b) Ưu điểm và khuyết điểm của phương pháp ABC cổ điển

Về tổng quát, phương pháp phân tích ABC sẽ cho chúng ta những kết quả tốt hơn trong hoạt động quản lý lưu kho nhờ việc lượng hóa tiêu chí đánh giá và áp dụng vào phân nhóm kiểm soát. Với từng nhóm, sẽ có các định hướng về phương pháp đối xử và lên kế hoạch phù hợp, từ đó tối đa hóa hiệu quả hoạt động hoạch định quản lý lưu kho cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, với phương pháp ABC cổ điển, sự lựa chọn và phân nhóm chỉ áp dụng bằng một tiêu chí xác định, thường là lợi nhuận hoặc doanh thu… nên vẫn còn thiếu sự xem xét ảnh hưởng của các tiêu khác khi đưa ra quyết định.

Chính vì vây, để xem xét toàn diện hơn các tiêu chí ảnh hưởng khác, có thể áp dụng kết hợp định hướng phương pháp phân tích ABC với việc phân tích đa tiêu chí, trong đó phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process – T.L.Saaty 1980) thường được áp dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRONG QUẢN lý HÀNG lưu KHO của CÔNG TY HONDA VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ABC (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)