Lịch sử hình thành và phát triển của Honda Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRONG QUẢN lý HÀNG lưu KHO của CÔNG TY HONDA VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ABC (Trang 37 - 38)

Honda Việt Nam chính thức nhận Giấy phép Đầu tư số 1521/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp vào ngày 22/3/1996, đăng ký lại theo giấy Chứng nhận Đầu tư số 191022000110 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 26 tháng 6 năm 2008, và sau đó được sửa đổi thêm 6 lần cho đến nay.

Về vốn đầu tư: Honda Việt Nam là liên doanh giữa 3 công ty: Công ty Honda

Motor Nhật Bản (42%); Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam (30%); Công ty Asian Honda Motor (28%). Trong suốt hơn 20 năm hoạt động ở Việt Nam, Honda đã đầu tư hơn 290 triệu đô la cho nhà máy thứ nhất, 65 triệu đô la cho nhà máy thứ 2, 120 triệu đô la xây dựng nhà máy thứ 3 và khoảng 60 triệu đô la đầu tư cho nhà máy ô tô. Tuy nhiên từ năm 2016 và đặc biệt sau năm 2017, với chính sách thuế mới có lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô, Honda Việt Nam chuyển hướng kinh doanh với sản phẩm ô tô, trong đó chuyển dần từ sản xuất sang nhập khẩu và hoàn thiện sản phẩm nhập khẩu tại nhà máy ô tô của Công ty (hoàn thiện ngoại quan gồm đánh bóng, lắp ráp và hoàn thiện phụ kiện/ phụ tùng của xe và kiểm tra kỹ thuật trước khi giao cho cửa hàng kinh doanh ô tô được Honda Việt Nam ủy nhiệm).

Bên cạnh đó, Honda Việt Nam còn dành hàng trăm triệu đô la để đầu tư cho các phân xưởng và kho chứa phục vụ hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

Về nhân lực: Honda Việt Nam hiện có 3 nhà máy Xe máy và 1 nhà máy Ô tô

đang hoạt động với khoảng 10.000 công nhân viên.

2. Một số mốc lịch sử quan trọng của Honda Việt Nam:

1996 – 2001: Đánh dấu sự khởi đầu với mẫu xe đầu tiên xuất xưởng vào tháng

12/1997 là Super Dream. Năm 1998, nhà máy đầu tiên của Honda chính thức được

khánh thành. Trong khoảng thời gian này vào năm 1999, Honda Việt Nam đồng thời khánh thành Trung tâm Lái xe An toàn.

2002 – 2006: Wave Alpha được giới thiệu vào năm 2002 giúp Honda Việt Nam

đánh bại sự xâm nhập của xe Tàu. Đây chính là mẫu xe đóng vai trò quan trọng cho thị trường. Chính Wave Alpha đóng vai trò khởi tạo một giai đoạn thịnh vượng mới của ngành công nghiệp xe máy Việt Nam với chất lượng liên tiếp cải thiện trong khi giá bán lẻ liên tục được “ép” xuống mức thấp.

2007 – 2011: Năm 2007 chứng kiến sự ra đời của dòng xe Air Blade tại Việt

Nam. Với thiết kế thời trang và công nghệ vượt trội, Air Blade đã chiếm trọn lòng tin của người tiêu dùng và nhiều năm liên tục là mẫu xe ga bán chạy nhất Việt Nam.

Trong năm 2008, Công ty khánh thành nhà máy xe máy thứ hai. Vào năm 2011, Công ty bắt đầu xây dựng nhà máy xe máy thứ ba tại tỉnh Hà Nam.

2012 – 2016: Trong năm 2013, nhà máy bánh răng được đưa vào hoạt động.

Cũng trong năm này, Honda Việt Nam đã kỷ niệm chiếc xe thứ 10 triệu xuất xưởng. Đến năm 2014, Honda Việt Nam đã đạt mục tiêu 15 triệu xe và đưa nhà máy Piston đầu tiên ở Việt Nam đi vào hoạt động.

Trong năm 2014, Honda Việt Nam khánh thành nhà máy xe máy thứ ba với một dây chuyền sản xuất xe Air Blade, tiếp đó đi vào hoạt động dây chuyền thứ hai sản xuất các dòng xe ga từ tháng 2 năm 2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRONG QUẢN lý HÀNG lưu KHO của CÔNG TY HONDA VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ABC (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)