Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý hàng lưu kho theo phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRONG QUẢN lý HÀNG lưu KHO của CÔNG TY HONDA VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ABC (Trang 66 - 70)

pháp phân tích ABC cổ điển

Quan điểm của phương pháp phân tích ABC cổ điển là các sản phẩm có vai trò khác nhau và với sự xem xét tầm quan trọng tương đối của sản phẩm, phân loại được các sản phẩm thành các nhóm A – B – C riêng biệt để có phương án quản lý phù hợp. Xem xét phương thức phân loại sản phẩm đang được áp dụng trong quản lý lưu kho của công ty Honda Việt Nam, các sản phẩm được xem xét với tầm quan trọng là đồng đều, không có sự khác biệt và điều đó được thể hiện thông qua việc Công ty thiết lập tiêu chuẩn số lượng lý tưởng lưu kho đều là bảy ngày bán hàng trung bình toàn quốc. Điều này là không phù hợp theo quan điểm phân nhóm ABC.

Đánh giá hiệu quả hoạt động, nguồn lực sẽ bị lãng phí khi không có sự ưu tiên sử dụng cho các sản phẩm có tính hiệu quả cao hơn, hay có thể nói, hoạt động quản lý lưu kho đang áp dụng tại công ty Honda Việt Nam chưa đạt được mức hiệu quả tối ưu về việc phân bổ nguồn lực trong số lượng hàng lưu kho.

Xem xét phân nhóm ABC chuẩn từ bảng 2.9, ta xem xét sự tái phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn so với hiện tại đang áp dụng tại công ty Honda Việt Nam thông qua tính toán mức lưu kho hiệu quả tương ứng của từng nhóm sản phẩm.

Lượng lưu kho an toàn tương ứng của từng nhóm: Lượng lưu kho an toàn được tính theo công thức:

Lượng lưu kho = σLT × D avg × Z

Trong đó:

σLT: Độ lệch chuẩn của thời gian sản xuất trung bình một sản phẩm trong nhóm (từ khi bắt đầu tới khi kết thúc quá trình sản xuất).

D avg: Lượng bán trung bình một ngày trên toàn quốc của nhóm

Z: Mức dịch vụ mong muốn, quy đổi theo bảng giá trị giá trị quy đổi, có thể tình bằng hàm NORMSINV trên công cụ Excel (tham khảo tại phụ lục 2.5)

Áp dụng công thức tính lượng lưu kho an toàn và tương ứng là số ngày lưu kho an toàn, với mục tiêu thỏa mãn 95% nhu cầu thị trường, ta tính được giá trị tương ứng của từng nhóm sản phẩm A-B-C như sau.

Bảng 2.9: Lượng lưu kho an toàn và số ngày lưu kho an toàn của từng nhóm Nhóm Z σLT D avg Lượng lưu kho an toàn (chiếc xe) Số ngày lưu kho an toàn (ngày) A 1,64 4,08 3.179 21.274 8 B 1,64 3,10 437 2.219 7 C 1,64 3,27 3.267 17.520 5

(Nguồn: Học viên tự tổng hợp và tính toán)

So sánh với tiêu chí đang áp dụng là 7 ngày bán hàng trung bình trên toàn quốc, ta nhận thấy các dòng xe thuộc nhóm A cần nâng mức lưu kho lên 8 ngày bán hàng trung bình của cả nước, giữ nguyên với các sản phẩm nhóm B và giảm mức lưu kho của nhóm C xuống còn 5 ngày bán hàng trung bình.

Nguyên nhân là các dòng xe thuộc nhóm A cần thời gian sản xuất lâu hơn trong khi lượng nhu cầu của thị trường lớn.

Với các xe nhóm C, dù lượng bán hàng của tổng cả nhóm sản phẩm là rất cao nhưng cấu thành từ nhiều dòng xe và thời gian sản xuất ngắn hơn, cũng như biến động nhu cầu của thị trường về dòng xe này là không lớn, vì vậy giảm số lượng xuống tương đương năm ngày bán hàng hay 17.520 xe là phù hợp.

So sánh với mô hình chuẩn được xây dựng ở phần 2.3.1, áp dụng phương pháp ABC cổ điển chưa lượng hóa được kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động và mới chỉ đưa ra định hướng thông qua xem xét sử dụng nguồn lực trong hoạt động thực tế tại Công ty đã hiệu quả hay chưa. Từ đó, việc đưa ra các định hướng để cải thiện hoạt động chưa có đủ cơ sở lý luận và khó đặt ra mục tiêu cụ thể để hướng tới.

2.3.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý hàng lưu kho theo phương pháp phân tích ABC mở rộng pháp phân tích ABC mở rộng

Đánh giá hiệu quả hoạt động quả lý hàng lưu kho theo phương pháp phân tích ABC mở rộng là việc kết hợp định hướng phân nhóm sản phẩm ABC với việc lượng hóa tính số của phương thức quản lý bằng công thức đã xây dựng. Điểm số này được tính toán dựa trên điểm trung bình của từng dòng xe nhân với tỷ lệ sản phẩm trong tổng lượng hàng lưu kho của công ty.

Giá trị trung bình được xem xét khi không xem xét yếu tố ảnh hưởng của số lượng trong tổng thể lưu kho.

Bảng 2.10: So sánh điểm đánh giá hoạt động quản lý lưu kho

Nhu cầu biến động (DV) Lợi nhuận (Profit) Thời gian sản xuất (PT) Mức độ khan hiếm (SL) Tổn thất do thiếu hàng (SP) Điểm (Theo công thức) Phương thức hiện tại 0,51 0,12 0,14 1,05 0,15 0,33 Trung bình 0,46 0,07 0,14 1,04 0,15 0,30

(Nguồn: Học viên tự tổng hợp và tính toán)

So sánh với giá trị trung bình, phương thức hoạt động hiện tại của Công ty có điểm số cao hơn, chứng tỏ có hiệu quả hơn. Nguyên nhân xuất phát từ việc trong tính toán điểm số của phương thức hoạt động hiện tại, yếu tố cấu thành số lượng lưu kho được áp dụng vào tính toán. Điều này cho thấy, số lượng phân bổ của tỷ lệ hàng tồn kho có ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý hàng tồn kho.

Xem xét chi tiết các chỉ tiêu cấu thành, giá trị của tiêu chí Thời gian sản xuất (đóng góp 16,5% vào việc đưa ra quyế định) và Tổn thất do thiếu hàng (đóng góp 17% vào việc đưa ra quyết định) của hiện tại hoạt động tại Công ty đang tương đương với giá trị trung bình trong khi các yếu tố khác đều có giá trị cao hơn giá trị trung bình tương ứng của yếu tố đó.

Yếu tố Mức độ khan hiếm cũng có điểm đánh giá cao hơn, tuy nhiên sự khác biệt với giá trị trung bình là vô cùng nhỏ.

Về tổng thể, phương thức quản lý lưu kho hiện tại có hiệu quả tương đối, tuy nhiên có thể nâng cao hiệu quả khi xem xét các yếu tố tác động ảnh hưởng tới Thời gian sản xuất và Tổn thất do thiếu hàng.

Tuy nhiên, xem xét các chỉ số, ta phát hiện vẫn có các vấn đề tiềm ẩn.

Chỉ tiêu về nhu cầu biến động trong hoạt động thực tế của Công ty cao hơn nhiều so với mức trung bình của chỉ tiêu này, chứng tỏ công ty có thể đáp ứng các sự biến đổi của nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, chỉ tiêu về mức độ khan hiếm và tổn thất do thiếu hàng lại không có sự khác biệt nhiều giữa đánh giá thực tế hoạt động và giá trị bình quân. Điều này có thể được hiểu là danh mục hàng hóa lưu kho chưa thỏa mãn thị trường về nhu cầu sản phẩm và tổn thất do thiếu hàng chỉ được xem xét ở mức trung bình. Chính vì vậy, nhận ra vấn đề là mặc dù lượng hàng lưu kho được đánh giá có vai trò quan trọng và xem xét triển khai dự phòng thừa, nhưng chưa cải thiện được tình hình của vấn đề tổn thất rủi ro thiếu hàng và khan hiếm hàng hóa trên thị trường, tức là vấn đề về phân bổ nguồn lực trong hoạt động quản lý lưu kho đang được áp dụng còn chưa hiệu quả.

Sử dụng mô hình phân tích đanh giá hiệu quả hoạt động quản lý hàng lưu kho đã được xây dựng bằng phương pháp phân tích ABC mở rộng, ta nhận thấy hoạt động quản lý lưu kho hiện tại của công ty Honda Việt Nam còn đạt hiệu quả tối ưu trong hoạt động phân bổ nguồn lực, cụ thể là trong phân bổ số lượng hàng lưu kho theo danh mục sản phẩm để cải thiện tình trạng khan hiếm sản phẩm trên thị trường và tổn thất do thiếu hàng lưu kho gây ra.

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNG LƯU KHO CỦA CÔNG TY HONDA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRONG QUẢN lý HÀNG lưu KHO của CÔNG TY HONDA VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ABC (Trang 66 - 70)