Xây dựng mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRONG QUẢN lý HÀNG lưu KHO của CÔNG TY HONDA VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ABC (Trang 55 - 66)

pháp phân tích ABC

Phương pháp ABC là một công cụ nổi tiếng để hỗ trợ phân loại và lên kế hoạch quản lý lưu kho, đặc biệt là với hàng lưu kho đầu vào.

Sử dụng phương pháp ABC vào phân tích danh mục lưu kho thành phẩm, ta sẽ xây dựng được mô hình chuẩn về để đánh giá mức độ quan trọng của mỗi dòng xe và từ đó, từ đó phân loại tương ứng của danh mục các dòng xe.

Kết quả thu được sẽ được dùng để so sánh với thực tế của hoạt động quản lý lưu kho tại Công ty và tìm ra các vấn đề cần tồn tại và phương hướng giải quyết.

Đầu tiên, ta xuất phát từ việc tổng hợp dữ liệu để xây dựng mô hình chuẩn bằng phương pháp ABC cổ điển và ABC mở rộng.

Tiếp theo là phân tích và đánh giá tính hiệu quả của thực tế hoạt động thông qua các tiêu chí được xem xét trong quá trình xây dựng mô hình chuẩn đã được nêu.

2.3.1. Xây dựng mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý hàng lưu kho kho

2.3.1.1. Áp dụng phương pháp ABC cổ điển

Trong mô hình phân tích ABC cổ điển, các sản phẩm của công ty sẽ được chia thành ba nhóm chính là A, B và C.

Thông thường, các doanh nghiệp hay lựa chọn sử dụng tiêu chí lợi nhuận của mỗi đơn vị sản phẩm là tiêu chí phân loại.

Tại công ty Honda Việt Nam, có tất cả 15 dòng xe máy sản xuất trong nước đang được kinh doanh trên toàn quốc.

Quy định lợi nhuận trước thuế của một đơn vị xe Wave Alpha – dòng xe phồ biến nhất tại Việt Nam và có mức giá thấp nhất trên thị trường, làm mức lợi nhuận đơn vị tiêu chuẩn để so sánh (gọi chung là “lợi nhuận đơn vị so sánh”) trong việc tính toán lợi nhuận của các dòng xe khác

Tính toán lợi nhuận trước thuế tương đối của các dòng xe khác khi so sánh với xe Wave Alpha, ta thu được bảng tính toán lợi nhuận tương ứng sau:

Bảng 2.3: Lợi nhuận theo đơn vị so sánh của các dòng xe máy Honda

Đơn vị: Lợi nhuận đơn vị so sánh

STT Phân khúc Dòng xe Lợi nhuận đơn vị

so sánh 1 Xe số Wave Alpha 1,0 2 Xe số Blade 110 6,7 3 Xe số Wave RSX FI 8,9 4 Xe số Future 24,2 5 Xe ga Vision 23,6 6 Xe ga LEAD 22,1 7 Xe ga Air Blade 38,6 8 Xe ga PCX 27,7 9 Xe ga Sh mode 53,2 10 Xe ga Sh 125i CBS 23.9 11 Xe ga Sh 125i ABS 28,3 12 Xe ga Sh 150i CBS 26,6 13 Xe ga Sh 150i ABS 31,3

14 Xe côn tay Winner 2.5

(Nguồn: Dữ liệu từ phòng Kế hoạch bán hàng công ty Honda Việt Nam)

Chỉ tiêu đánh giá hoạt động bán hàng có thể được đánh giá theo nhiều cách khác nhau. Phương thức được dùng phổ biến nhất là theo chỉ tiêu lợi nhuận, có nghĩa là sản phẩm nào đem tới lợi nhuận càng cao thì càng quan trọng và càng cần dành nhiều sự quan tâm trong việc quản lý hơn so với các sản phẩm doanh thu và lợi nhuận thấp hơn trong danh mục sản phẩm.

Bảng 2.4: Phân nhóm sản phẩm theo ABC theo tiêu chí lợi nhuận

Dòng xe Số lượng bán xe một năm (Chiếc) Lợi nhuận đơn vị (Đơn vị so sánh) Tổng lợi nhuận hàng năm của riêng

dòng xe (Đơn vị so sánh) %/ Tổng lợi nhuận toàn bộ các dòng xe Phân nhóm Air Blade 333.711 38,6 12.874.570,38 26,7% A Vision 464.506 23,6 10.940.933,93 22,7% A Sh mode 177.132 53,2 9.421.420,04 19,5% A LEAD 211.600 22,1 4.670.104,01 9,7% B Future 136.184 24,2 3.300.034,37 6,8% B RSX 185.677 8,9 1.647.520,09 3,4% B Sh 125 CBS 67.145 6,7 1.607.716,60 3,3% C Blade 164.980 23,9 1.108.952,52 2,3% C Sh 150 CBS 34.353 26,6 913.438,62 1,9% C Alpha 415.360 1,0 415.360,00 0,9% C Sh 125 ABS 14.054 23,9 397.190,67 0,8% C Sh 150 ABS 12.492 26,6 391.556,24 0,8% C PCX 10.685 27,2 296.234,66 0,6% C Winner 92.915 2,5 234.307,39 0,5% C

(Nguồn: Dữ liệu từ phòng Kế hoạch bán hàng công ty Honda Việt Nam)

Từ phân loại trên, các sản phẩm nhóm A gồm Air Blade, Vision, Sh mode là những mẫu xe đóng góp lợi nhuận cao nhất, chiếm 70% tổng lợi nhuận của Honda, nên trong kế hoạch lưu kho cần ưu tiên số lượng lưu kho của ba dòng xe trên để đảm bảo nhu cầu thị trường.

Các dòng xe nhóm B gồm LEAD, Future, RSX: Có lợi nhuận ở mức trung bình, chiếm 20% tổng lợi nhuận kinh doanh xe máy của Công ty.

Các dòng xe còn lại thuộc nhóm C, bao gồm 8 dòng xe với mức tổng lợi nhuận chỉ chiếm 10% tổng lợi nhuận của Công ty. Với các dòng xe này, theo lý thuyết, Honda có các chính sách phù hợp về quản lý hàng lưu kho, như giảm số lượng hoặc nới dài thời gian giữa các đợt giao hàng.

Tuy nhiên, thực tế kinh doanh và hoạt động của công ty ngoài tiêu chi lợi nhuận trên đơn vị, còn có rất nhiều các tiêu chí quan trọng khác cần xem xét.

Cụ thể với kết quả phân tích ABC cổ điển các dòng xe Honda như trên, mặc dù được đánh giá thấp (trong nhóm C) nhưng các dòng xe Alpha và SH là các dòng xe chiến lược của Honda trong từng phân khúc và có ý nghĩa quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của Công ty, nên việc giảm tỷ trọng hoặc kéo dài thời gian giữa các đợt giao hàng với dòng xe này là không phù hợp.

2.3.1.2. Bằng phương pháp ABC mở rộng với AHP

Phương pháp ABC mở rộng với AHP là phương pháp phân tích phân nhóm A, B, C theo tiêu chí là tầm quan trọng được tính toán bằng AHP.

Phương pháp AHP được T. L. Saaty nghiên cứu và sau đó phát triển từ những năm 80. Quá trình phân tích bao gồm ba bước chính: Xác định tiêu chí, Xác định trọng số và Phân tích xếp hạng.

Sơ đồ 2.4: Các bước trong phân tích AHP

(Nguồn: Saaty, T.L.1980)

Với việc áp dụng phương pháp AHP vào thực tế doanh mục lưu kho của công ty Honda Việt Nam, sự quan trọng của các dòng xe sẽ được tính điểm bằng công thức với trọng số tương ứng là lượng hóa của ảnh hưởng của các tiêu chí đánh giá với việc ra quyết định. Kết hợp với kết quả phân chia nhóm A-B-C từ phương pháp phân tích ABC cổ điển, các mẫu xe sẽ được tái phân nhóm.

Bước 1: Xác định tiêu chí

Trong hoạt động quản lý hàng lưu kho, có rất nhiều các tiêu chí có ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động, có thể liệt kê bao gồm: Chi phí lưu kho, lợi nhuận, đặc điểm hàng hóa, độ rủi ro hư hỏng sản phẩm, đặc điểm mùa vụ, chu kỳ giao hàng, thời gian vận tải trung bình, tính thời hạn, sự khan hiếm của hàng hóa, tác động của hàng hóa thay thế, tổn thất do không có hàng lưu kho cung cấp thị trường, số lượng đặt hàng, chi phí sản xuất và mua hàng, nhu cầu phân phối đặc biệt, thất thoát trong quá trình lưu kho, …

Quá trình quản lý lưu kho bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó là có các định hướng của công ty về kế hoạch và chiến lược kinh doanh. Các yếu tố này ảnh hưởng tới việc xem xét các tiêu chí là quan trọng hay kém quan trọng hơn tương đối trong việc đưa ra các quyết định.

Tiến hành khảo sát ý kiến của các trưởng và phó phòng, trưởng nhóm thuộc bộ phận làm việc và quyết định trực tiếp tới hoạt động lưu kho của công ty, bao gồm bộ phận Kho vận, bộ phận trong lĩnh vực Kinh doanh xe máy (phòng Kế

Xác định tiêu chí - Thống kế tất cả các tiêu chí liên quan - Sắp xếp phân bậc Xác định trọng số - So sánh tiêu chí theo cặp - Đồng bộ kết quả - Xác định giá trị trung bình để tính trọng số Phân tích xếp hạng - Tính điểm cho tổng thể và cho từng dòng xe download by : skknchat@gmail.com

hoạch bán hàng, phòng Kế hoạch sản phẩm) (tổng số mẫu là 12) về mức độ ảnh hưởng tới kế hoạch quản lý hàng lưu kho và hoạt động kinh doanh của Công ty (bảng câu hỏi phụ lục 2.1) với mục đích đánh giá tầm quan trọng của các tiêu chí và mối tương quan giữa các tiêu chí này với nhau.

Tổng hợp kết quả, ta tìm được mười tiêu chí có mức độ đánh giá quan trọng cao nhất trong việc xem xét đưa ra các quyết định về quản lý lưu kho.

Biều đồ 2.5: 10 tiêu chí có mức độ ảnh hưởng nhất tới kế hoạch quản lý hàng lưu kho và hoạt động kinh doanh của Honda Việt Nam

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát tại công ty Honda Việt Nam)

Năm tiêu chí bao gồm: Lợi nhuận, Nhu cầu thị trường biến động, Tổn thất do

thiếu hàng lưu kho, Thời gian sản xuất trung bìnhMức độ khan hiếm mỗi dòng xe

là các tiêu chí được ban lãnh đạo công ty kỳ vọng nhất và ảnh hưởng sâu sắc tới toàn bộ hoạt động của công ty.

Lợi nhuận (Profit)

= Tổng số lượng bán trong một năm (tháng 1 tới tháng 12 năm 2017) * Lợi nhuận của một đơn vị xe / Tổng lợi nhuận tất cả các dòng xe.

Nhu cầu biến động (Demand volatility – DV)

= Độ lệch chuẩn nhu cầu hàng tháng / Nhu cầu trung bình tháng.

Mức độ khan hiếm (Scarcity level – SL)

8% 17% 25% 25% 42% 58% 67% 67% 75% 83% Sự cạnh tranh từ đối thủ Chi phí lưu kho Định hướng kinh doanh đặc biết Tần suất đặt phụ tùng , chi tiết Số ngày hàng tồn kho đủ bán tháng …

Tổn thất do thiếu hàng Thời gian sản xuất trung bình Mức độ khan hiếm Nhu cầu biến động Lợi nhuận

= Trung bình số lượng xe HEAD đặt / Trung bình số lượng xe HEAD nhận.

Thời gian sản xuất trung bình (Production time – PT)

= Số giờ trung bình để sản xuất một đơn vị xe/ 24 giờ

(hay thời gian sản xuất một xe chiếm bao phần trong một ngày 24 giờ).

Tổn thất do thiếu hàng (Stock-out penalty fee – SP)

= (Trung bình số lượng xe HEAD đặt – Trung bình số lượng xe HEAD nhận) * Lợi nhuận của một đơn vị xe / Tổng tổn thất.

Bước 2: Xác định trọng số

Để xác định trọng số tương ứng với các tiêu chi đánh giá, ta sử dụng thang điểm đánh giá từ 1 tới 9 để đánh giá mức tương quan trong từng cặp tố (tham khảo phụ lục 2.2) và thống nhất kết quả chung nhất với ban lãnh đạo.

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát đánh giá

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát tại công ty Honda Việt Nam)

Tiếp theo, ta xây dựng ma trận so sánh sự quan trọng tương đối giữa các tiêu chí trong việc lập kế hoạch lưu kho của công ty Honda Việt Nam. Việc xây dựng trên cơ sở quy đổi kết quả từ bảng khảo sát 2.5 theo từng cặp.

Kết quả khảo sát ở bảng 2.5 được chuyển đổi thành ma trận sau:

Bảng 2.6: Ma trận hệ số đánh giá tương quan giữa các tiêu chí của công ty Honda Việt Nam.

DV Profit PT SL SL

DV 1,00 0,33 7,00 0,13 0,25

Profit 3,00 1,00 3,00 4,00 3,00

Bằng nhau

9 8 7 6 5 4 3 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Nhu cầu biến động 3 Lợi nhuận Nhu cầu biến động 7 Thời gian sản xuất Nhu cầu biến động 8 Mức độ khan hiếm Nhu cầu biến động 4 Tổn thất do thiếu hàng Lợi nhuận 3 Thời gian sản xuất Lợi nhuận 4 Mức độ khan hiếm Lợi nhuận 6 Tổn thất do thiếu hàng Thời gian sản xuất 4 Mức độ khan hiếm Thời gian sản xuất 3 Tổn thất do thiếu hàng Mức độ khan hiếm 5 Tổn thất do thiếu hàng

Quan trọng hơn Không quan trọng bằng

PT 0,14 0,33 1,00 4,00 3,00

SL 8,00 0,25 0,25 1,00 0,50

SP 4,00 0,33 0,33 2,00 1,00

(Nguồn: Học viên tự tổng hợp)

Từ ma trận hệ số so sánh tương quan của các tiêu chí trên, tính tỷ lệ theo cột dọc của ma trận được ma trận biến đổi (A) và véc-tơ trọng số (B).

Bảng 2.7: Kết quả ma trận biến đổi và véc-tơ trọng số

Ma trận A Véc-tơ B DV Profit PT SL SL Trọng số = Trung bình các giá trị theo dòng DV 0,06 0,16 0,60 0,01 0,02 0,170 Profit 0,18 0,48 0,26 0,28 0,58 0,355 PT 0,01 0,16 0,09 0,28 0,29 0,165 SL 0,47 0,12 0,02 0,07 0,02 0,140 SP 0,29 0,08 0,03 0,35 0,10 0,170

(Nguồn: Học viên tự tổng hợp và tính toán)

Trong kết quả nhận được, ma trận trung gian A có ý nghĩa là bước chuyển đổi từ ma trận đánh giá hệ số tương quan sang ma trận với các phần tử là các chỉ số thể hiện sự ảnh hưởng của mỗi yếu tố tới chính nó và các yếu tố còn lại

Từ ma trận A, ta xây dựng được vec-tơ B là trung bình theo dòng của ma trận A. Véc-tơ B có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phân tích AHP vì các phần tử tương ứng là trọng số thể hiện mức độ ảnh hưởng của từng tiêu chí tới hiệu quả tổng thể của phương án kế hoạch lưu kho.

Tiếp theo, ta xây dựng ma trận nhất quán C = A*B.

C= [ 0,058 0,160 0,604 0,009 0,019 0,175 0,480 0,259 0,283 0,577 0,008 0,160 0,086 0,283 0,288 0,467 0,120 0,022 0,071 0,019 0,292 0,080 0,029 0,354 0,096] * [ 0,170 0,355 0,165 0,140 0,170] = [ 1,005 1,073 0,975 0,993 0,873] download by : skknchat@gmail.com

Ý nghĩa của ma trận nhất quán C là để kiếm tra tính nhất quán của véc-tơ B, hay còn gọi là kiểm tra tính hợp lý của các trọng số được xác định thông qua véc-tơ B có ý nghĩa trong việc tính toán mô hình tổng thể hay không.

Để làm được điều này, ta tính Chỉ số nhất quán CI (Consistency index) & Tỷ số nhất quán CR (Consistency ratio) từ kết quả ma trận nhất quán C.

CI= 𝛌𝐦𝐚𝐱−𝐧

𝐧−𝟏

( λmax là giá trị trung bình của vector nhất quán; n là số tiêu chí)

Nếu CI càng nhỏ thể hiện quá trình kiểm nghiệm càng chính xác.

RI: là Chỉ số ngẫu nhiên và nó phụ thuộc vào số tiêu chí được so sánh (than

khảo tại phụ lục 2.3).

CR = 𝑪𝑰

𝑹𝑰

Nếu CR <0,1 thì kết quả được coi là phù hợp và có độ tin cậy cao.

Áp dụng vào ma trận nhất quá C, ta thu được kết quả: CI = 0,103;

RI = 1,12;

CR =CI/RI = 0,093 < 0,1 – Thỏa mãn điều kiện.

Vậy véc-tơ B có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ tác động của các tiêu chí trong việc xây dựng kế hoạch lưu kho của công ty Honda Việt Nam.

Năm tiêu chí được thống nhất lựa chọn là các tiêu chí có tầm ảnh hưởng lớn tới hoạt động quản lý lưu kho của Công ty bao gồm Lợi nhuận, Nhu cầu thị trường biến động, Tổn thất do thiếu hàng lưu kho, Thời gian sản xuất trung bình và Mức độ khan hiếm.

Từ véc-tơ trọng số B, ta xác định được công thức tính giá trị tổng thể từ giá trị cấu thành của các tiêu chí trong hoạt động quản lý lưu kho của Công ty Honda Việt Nam như sau:

Điểm =0,170* DV + 0,355 * Profit + 0,165 * PT + 0,140 *SL +0,170 * SP

Phân tích công thức trên, ta nhận thấy:

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ của các yếu tố trong việc đưa ra quyết định

(Nguồn: Học viên tự tổng hợp và tính toán)

 Tiêu chí Profit ảnh hưởng lớn nhất tới việc xây dựng kế hoạch quản lý hàng lưu kho (35,5% quyết định)

 Tiêu chí Nhu cầu biến động và tiêu chí Tổn thất do thiếu hàng là các tiêu chí cần quan tâm do có mức quan trọng tương đối cao (17%) trong việc lập kế hoạch hàng lưu kho của Công ty.

 Thời gian sản xuất trung bình của một sản phẩm chiếm 16,5% độ quan trọng trong việc đưa ra quyết định của Công ty.

 Cuối cùng, yếu tố Mức độ khan hiếm của hàng hóa đóng góp 14% quyết định - chiếm vai trò thấp nhất.

Từ đây, ta có thể chỉ ra được quy trình đánh giá các yếu tố khi nhà quản lý đưa ra các quyết định liên quan tới hoạt động quản lý lưu kho.

Tổng quát, mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động được xây dựng từ phương pháp ABC mở rộng, bao gồm phân loại ABC cho các hàng tồn kho và công thức lượng hóa tính điểm của phương án phân bổ theo các tiêu chí đã được lựa chọn mà phù hợp với mục tiêu và chiến lược hoạt động của công ty. Mô hình đánh giá hay có thể gọi là mô hình chuẩn đảm bảo được việc định hướng hoạt động quản lý hàng lưu kho của công ty có tính chiến lược, cũng như là điều kiện cho các đề xuất cải tiến sau này.

DV 17% Profit 35% PT 17% SL 14% SP 17% download by : skknchat@gmail.com

Bảng 2.8: Kết quả phân nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRONG QUẢN lý HÀNG lưu KHO của CÔNG TY HONDA VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ABC (Trang 55 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)