Với các định hướng chính sách như hiện tại, hoạt động của công ty sẽ gặp nhiều khó khăn. Xét về tình hình thực tế, xe máy đang và vẫn sẽ luôn là phương tiện đi lại chính vì tính linh hoạt và chi phí sử dụng thấp. Chính vì vậy, xuất phát từ góc độ người tiêu dung và góc độ doanh nghiệp xe máy, các cơ quan nhà nước nên nghiên cứu các phương án phù hợp hơn với thực tế, bao gồm nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng đường xá, triển khai đào tạo an toàn giao thông, cùng việc thắt chặt xử phạt minh bạch các lỗi vi phạm an toàn giao thông.
Trên thế giới, để giải quyết các vấn đề về giao thông, các nước đã áp dụng nhiều biện pháp tiên tiến và cho kết quả tốt mà Việt Nam có thể học tập.
Ví dụ bài học từ Đài Loan – một quốc gia cũng gặp vấn đề về ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí và tai nạn giao thông tương tự Việt Nam trong những năm 2010. Thay vì nghiêm cấm phương tiện cá nhân, chính phủ Đài Loan đã thắt chặt kiểm soát
đăng kiểm xe lưu thông, tức là các xe cũ, kém chất lượng sẽ không được hoạt động. Ngoài ra, Đài Loan còn có các chính sách khuyến khích người dân sử dụng xe điện hoặc các phương tiện công cộng, bao gồm giảm giá sử dụng phương tiện công cộng, hỗ trợ khi mua đổi xe cũ sang xe máy điện, ...
Thực tế đã chứng minh các chính sách của Đài Loan áp dụng là chính xác và đem tới hiệu quả cao trong giải quyết các vấn đề giao thông.
Mục tiêu của khuyến nghị là các cơ quan nhà nước hiểu được vấn đề và thay đổi định hướng chính sách về cấm xe máy tới năm 2030. Ngoài ra là hướng tới thuyết phục các cơ quan chuyên trách nới rộng thời gian thời gian trước khi thi hành các chính sách và luật hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân để công ty có thời gian nghiên cứu và điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh, chuyển đổi từ xe máy sang lĩnh vực mới tại thị trường Việt Nam.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động trong chuỗi cung ứng, mà tiêu biểu là hoạt động hoạch định quản lý lưu kho, đang ngày càng được coi trọng trong các doanh nghiệp, không chỉ với các công ty đa quốc gia mà với cả các doanh nghiệp nội địa.
Xét về bản chất, chuỗi cung ứng luôn hướng tới mục tiêu thỏa mãn cao nhất cho nhu cầu khách hàng nhằm tăng lượng bán hàng và tối giản chi phí để từ đó tạo doanh thu lợi nhuận cho công ty. Chính vì vậy, với vai trò là quản lý sản phẩm cuối cùng trước khi tới tay người tiêu dùng, hoạt động quản lý lưu kho nói chung và hoạt động quản lý lưu kho thành phẩm nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định định hướng sản xuất kinh doanh, cũng như kết quả kinh doanh của công ty.
Mục tiêu của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và của công ty Honda Việt Nam nói riêng là đang hướng tới tối ưu sử dụng nguồn lực trong sản xuất để đưa ra các sản phẩm có giá trị cao, tránh tình trạng dư thừa, lãng phí nguồn lực. Đặc biệt với bối cảnh thị trường xe máy đang dần tiến tới bão hòa và sự cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt thì việc tối ưu hiệu quả hoạt động bộ máy là tiêu chí nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường xe máy của công ty Honda Việt Nam. Để làm được điều này, công ty Honda Việt Nam cần phát triển hoạt động hoạch định kế hoạch quản lý lưu kho để đáp ứng được nhu cầu thị trường. Các phương pháp định lượng trong kế hoạch với sự xem xét đa chiều các tiêu chí là giải pháp cần thiết để hạn chế các sai lệch trong công việc hoạch định kế hoạch.
Bên cạnh đó, công ty Honda Việt Nam cũng cần xây dựng những chiến lược đầu tư và phát triển trong ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động quản lý lưu kho phù hợp để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra tới năm 2030. Bên cạnh đó, công ty còn cần phải có một cơ chế quản lý hiệu quả hoạt động này nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường xe máy trong nước và thế giới.
Tóm lại, nếu triển khai các hoạt động quản lý lưu kho và chiến lược kinh doanh đúng đắn thì trong tương lai, công ty Honda Việt Nam sẽ luôn đảm bảo được vị trí dẫn đầu thị trường xe máy và đảm bảo mức lợi nhuận cao tại Việt Nam.
81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1. Nguyễn Công Bình, Quản lý chuỗi cung ứng, NXB Thống kê, 2015. 2. Trần Thị Mỹ Dung, Tổng quan về ứng dụng phương pháp phân tích thứ
bậc trong quản lý chuỗi cung ứng, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 21
năm 2012, trang 180 -189.
3. Nguyễn Thị Đông, Giáo trình hạch toán kế toán trong các doanh
nghiệp, Nhà xuất bản tài chính, 2008.
4. Đặng Đình Đào. Vũ Thị Minh Loan, Nguyễn Minh Ngọc, Đặng Thu Hương và Phạm Thị Minh Thảo, Logistics: Những vấn đề lý luận và thực xii tiễn ở
Việt Nam (sách chuyên khảo), Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Trường Đại
học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, 2011.
5. Mai Ngọc Hân (2014), Phương pháp phân tích hệ thống phân cấp
(AHP) và ứng dụng trong việc trợ giúp các quyết định, Luận văn thạc sỹ Khoa học
máy tính, đại học Thái Nguyên, 2014
6. Nguyễn Phi Hùng (2015), Quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH
Samsung Electronics Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường đại học Kinh tế
quốc dân, 2015
7. Trần Văn Hưng, Nghiên cứu về chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp
sản xuất Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh tế - đại học Quốc
gia Hà Nội, 2016
8. Trịnh Thị Thu Hương, Vận tải & bảo hiểm trong ngoại thương, nhà xuất bản TT&TT, Hà Nội, 2011.
9. Các báo cáo, tài liệu nội bộ của công ty Honda Việt Nam.
II. Tiếng Anh
1. Douglas M. Lambert, Martha C. Cooper, Janus D. Pagh,“Supply Chain
Management: Implementation Issues and Research Opportunities", The International
Journal of Logistics Management, số 9/1998, tr 1 – tr 20.
2. Henry Shiell, ABC Analysis at UDG, MA, UCD Smurfit School of Business university, 2016
3. Peter L. King (2011), “Crack the code”, APICS magazine, July/Aug, 2011, tr 33- tr 36
4. M. Christopher, Logistic and supply chain management, Financial Times/Irwin Professional Publications, 1992.R. Ramanathan, “Data envelopment analysis for weight derivation and aggregation in the analytic hierarchy process”,
Computers & Operations Research, số 33/2006, tr 1289 – tr 1307
5. Sunil Chopra, Peter Meindl, Supply Chain Management: Strategy,
Planning and Operation, 6th edition, Pearson publications, 2001
6. Thomas L. Saaty, Decision making with the analytic hierarchy process, McGraw-Hill Publications, 1980
7. Thomas L. Saaty, Decision Making for Leaders: The Analytic
Hierarchy Process for Decisions in a Complex World, Third Revised Edition.
Pittsburgh: RWS Publications, 2012.
III. Website
1. Tiến Khoa (2017), Cải thiện quá trình quản lý hàng tồn kho hiệu quả,
đã truy cập ngày 03/11/2018, từ Cổng thông tin logistics Việt Nam: http://www.vlr.vn/vn/news/logistics-viet-nam/nghien-cuu-ung-dung/3482/cai-thien- qua-trinh-quan-ly-hang-ton-kho-hieu-qua.vlr.
2. Huỳnh Quang Tân (2018), Quản lý hoạt động logistics để tối ưu hóa
lợi nhuận, đã truy cập ngày 02/17/2018, từ Cổng thông tin logistics Việt Nam:
http://www.vlr.vn/vn/news/img/nghien-cuu-ung-dung/772/quan-ly-hoat-dong- logistics-de-toi-uu-hoa-loi-nhuan.vlr
3. Lê Thị Ánh Tuyết (2017), Cải thiện chuỗi cung ứng tăng sức cạnh
tranh cho doanh nghiệp, đã truy cập ngày 03/13/2018, từ Công thông tin logistics
Việt Nam: http://www.vlr.vn/vn/news/chuoi-cung-ung/chuoi-cung-ung/3360/cai- thien-chuoi-cung-ung-tang-suc-canh-tranh-cho-doanh-nghiep.vlr.
4. Công ty Honda Việt Nam, Thông tin sản phẩm và lịch sử công ty, đã truy cập ngày 03/10/2018, từ Công ty Honda Việt Nam: https://hondaxemay.com.vn/
PHỤ LỤC
Phụ lục 2.1: Mẫu bảng câu hỏi về tiêu chí hoạch định lưu kho
Phụ lục 2.2: Bảng xếp hạng các mức độ so sánh cặp trong phân tích AHP
Mức quan trọng Giá trị số Giải thích
Quan trọng như nhau 1 Hai hoạt động có đóng
góp ngang nhau Quan trọng như nhau cho đến vừa phải 2
Quan trọng vừa phải 3 Kinh nghiệm và sự
phán quyết có sự ưu tiên vừa phải cho một hoạt động
Quan trọng vừa phải đến hơi quan trọng hơn
4
Hơi quan trọng hơn 5 Kinh nghiệm và sự
phán quyết có sự ưu tiên mạnh cho một hoạt động
Hơi quan trọng đến rất quan trọng 6
Rất quan trọng 7 Một hoạt động rất quan
trọng Rất quan trọng đến vô cùng quan trọng 8
Vô cùng quan trọng 9 Được ưu tiên ở mức cao
nhất có thể
(Nguồn: Saaty, T.L.1980)
Phụ lục 2.3: Mẫu bảng câu hỏi đánh giá tương quan độ quan trọng
Phụ lục 2.4: Bảng giá trị chỉ số ngẫu nhiên RI
(Nguồn: M. Berrittella và cộng sự, 2007)
Phụ lục 2.5: Bảng quy đổi giá trị Z
(Nguồn: Học viên tự tổng hợp từ tính toán hàm NORMSINV bằng Excel)