2.2.1. Khái quát về hoạt động quản lý lưu kho của công ty Honda Việt Nam
Hàng lưu kho là một thành phần quan trọng trong cơ cấu tổng tài sản của công ty. Vì Honda Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất trong ngành công nghiệp xe máy nên cơ cấu hàng lưu kho có đặc điểm nổi bật là vô cùng đa dạng và gồm đầy đủ các hạng mục như trong định nghĩa.
Sau đây là bảng tóm tắt tình hình hàng lưu kho tại doanh nghiệp qua ba năm tài chính kế tiếp nhau của công ty Honda Việt Nam.
Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản và hàng lưu kho công ty Honda Việt Nam trong ba năm 2015-2016-2017 Chỉ tiêu 2015 (USD) 2016 (USD) 2017 (USD) Tổng tài sản 260.115.927 258.710.518 267.690.610 Hàng lưu kho 28.378.647,64 25.301.888,66 24.814.919,55 Tỉ lệ hàng lưu kho trên
tổng tài sản 10,91% 9,78% 9,27%
Các thành phần của hàng lưu kho
Hàng mua đang đi trên
đường 6.815.307,35 5.592.593,75 5.615.984,05 Nguyên liệu vật liệu lưu
kho 15.862.078,98 13.880.720,30 11.362.202,93
Công cụ dụng cụ lưu kho 1.091,57 872,57 1.517.846,72
Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang 1.115.637,01 750.414,82 750.414,82
Thành phẩm lưu kho 3.954.497,09 4.057.706,57 3.711.158,08
Phụ tùng để thay thế 630.035,64 1.019.580,65 896.181,18
(Nguồn: Dữ liệu từ phòng Kế hoạch sản phẩm công ty Honda Việt Nam)
Về bản chất, các thành phần lưu kho sẽ bao gồm hàng mua đang đi trên đường, nguyên vật liệu lưu kho, công cụ dụng cụ lưu kho, chi phí sản xuất dở dang và phụ tùng thay thế đều được tính là đầu vào của quá trình sản xuất, và duy nhất xe máy thành phẩm, là sản phẩm đầu ra của công ty. Chính vì vậy, vai trò của hàng lưu kho xe máy thành phẩm là quan trọng nhất và hoạt động quản lý lưu kho đối tượng hàng hóa này cần được quan tâm và quản lý sát sao.
Xem xét cơ cấu tài sản tổng thể, ta thấy hàng lưu kho của Công ty có xu hướng chiếm tỉ trọng trên tổng tài sản nhỏ dần qua các năm, tuy nhiên, tỷ lệ hàng thành phẩm lưu kho vẫn được giữ tỷ lệ ổn định trên tổng giá trị hàng lưu kho (chiếm khoảng 15% trên tổng giá trị hàng lưu kho). Điều này có thể cho thấy hàng lưu kho thành phẩm (xe máy đã hoàn thiện) được công ty Honda Việt Nam đặc biệt quan tâm và có vị thế quan trọng trong kế hoạch kinh doanh.
Theo chi tiết các danh mục, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang WIP (Cost for work in process) là chi phí khó quản lý của hàng lưu kho, không chỉ với công ty Honda Việt Nam mà với tất cả các công ty sản xuất nói chung.
Chi phí WIP được cấu thành từ các thành phần:
Thành phẩm chưa được kiểm tra chất lượng (Non verify quality off): Đây
là những chiếc xe máy đã được hoàn thành nhưng chưa được kiểm tra chất lượng và đánh giá khả năng xuất xưởng.
Nguyên vật liệu tại các công đoạn của dây chuyền sản xuất: Hàng tháng,
các dây chuyền sản xuất gửi báo cáo lên phòng kế toán tài chính bao gồm số liệu hàng lưu kho thực tế (các thành phần) tại từng dây chuyền vào thời điểm cuối tháng (thường là ngày 28 hàng tháng). Sau đó, kế toán chi phí sản xuất sẽ tính toán tổng chi phí sản xuất về nguyên vật liệu vào WIP.
Chi phí WIP gián tiếp được tính toán dựa trên tỉ lệ sản xuất tiêu chuẩn được
sử dụng cho toàn bộ năm tài chính.
Nguyên nhân của việc WIP khó kiểm soát là vì chi phí này bị ảnh hưởng bởi kế hoạch lưu kho của Công ty. Nếu kế hoạch lưu kho, mà cụ thể là kế hoạch lưu kho số lượng và chủng loại xe máy không phù hợp sẽ khiến chi phí WIP bị tăng cao và ngược lại, nếu có kế hoạch phù hợp sẽ giúp tối giản các chi phí cấu thành trong chi phí WIP.
Ngoài ra, các chi phí hàng lưu kho khác, bao gồm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và phụ tùng, đều có liên hệ chặt chẽ với kế hoạch lưu kho thành phẩm của công ty