Sử dụng các tiêu chí kế toán và tiêu chí kinh tế, xem xét từ tình hình thực tế hoạt động của công ty Honda Việt Nam, hoạt động quản lý lưu kho thành phẩm cần được đánh giá mức độ hiệu quả thông qua các chỉ tiêu kinh tế và chỉ tiêu tài chính sau đây:
Chỉ tiêu về khả năng đáp ứng thị trường
Chỉ tiêu thể hiện mức độ thỏa mãn về số lượng hàng lưu kho theo nhu cầu của thị trường, được tính bằng tỷ số của số lượng xe trung bình HEAD (Honda Exclusive Authorized Dealer – Cửa hàng bán xe và dịch vụ do Honda ủy nhiệm) nhận chia cho số lượng xe trung bình HEAD đã đặt.
Tỷ số cho giá trị càng cao thì tức là càng đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn do ý nghĩa là càng cung cấp gần đúng số lượng mà thị trường mong muốn, và như vậy sẽ được khách hàng hài lòng cao hơn.
Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư cho hàng lưu kho
Chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng nguyên vật liệu và sự đầu tư của doanh nghiệp vào hàng lưu kho thành phẩm.
Ta xem xét theo hai chỉ tiêu chính:
Chỉ tiêu thời gian vận động của nguyên vật liệu
Thời gian vận động của nguyên vật liệu = 𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜
𝑀ứ𝑐 𝑏á𝑛 𝑚ỗ𝑖 𝑛𝑔à𝑦
Giả sử một công ty sản xuất xe máy có mức lưu kho thành phẩm là 1 triệu xe, và mức bán hàng trung bình trong một năm của công ty này là 5 triệu xe. Khi đó, thời gian vận động của nguyên liệu sẽ được tính bằng:
Thời gian vận động của nguyên vật liệu = 1.000.000
5.000.000/360= 72 (ngày)
Tức là công ty này cần 72 ngày để nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất xong sản phẩm cuối cùng và bán sản phẩm đó tới tay khách hàng.
Với doanh nghiệp nói chung, thời gian vận động của nguyên vật liệu càng ngắn thì tương ứng với việc quay vòng vốn và nguyên vật liệu càng nhanh, càng hạn chế tình trạng ứ vốn trong hàng lưu kho, và nghĩa là doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả, càng thu được nhiều lợi nhuận.
Chỉ tiêu giá trị hàng lưu kho bình quân trước thuế
Hàng lưu kho là một bộ phận cấu thành tài sản của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là hàng lưu kho thành phẩm càng có ý nghĩa quan trọng hơn khi ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận dự kiến của công ty.
Giá trị hàng lưu kho bình quân càng cao, đồng nghĩa với việc công ty đầu tư càng nhiều vào hàng lưu kho. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu với hoạt động của công ty nếu không đầu tư phù hợp, lãng phí,… Tuy nhiên nếu sự đầu tư là hợp lý và
phù hợp với định hướng thị trường, giá trị hàng lưu kho bình quân trước thuế cao sẽ có ý nghĩa là công ty sẽ thu được doanh thu dự kiến cao với sản phẩm này. Vì vậy, khi xem xét chỉ tiêu này cần xem xét thành phần cấu thành có phù hợp với thực tế công ty và thị trường hay không.
Tuy nhiên, đây là phương thức tiếp cận đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý lưu kho đơn giản, mang ý nghĩa cải tiến hoạt động toàm thời mà chưa thể hiện được việc thể hiện định hướng của công ty và hoạt động quản lý lưu kho cụ thể.
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNG LƯU KHO CỦA CÔNG TY HONDA VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ABC