3.2.2.1. Định hướng chung về hoạt động quản lý lưu kho
Trong kế hoạch tầm nhìn 2030 của công ty Honda Việt Nam, định hướng thứ nhất và thứ hai thể hiện mục tiêu tăng trưởng trong kinh doanh của công ty, với số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng dù cho thị trường có các dấu hiệu khó khăn cho hoạt động kinh doanh. Có sản phẩm tốt, giá tốt, nhưng để kinh doanh tốt thì công ty luôn nhận định cần có định hướng tốt cho hoạt động quản lý lưu kho.
Công ty Honda Việt Nam đặt ra ba mục tiêu riêng cho hoạt động quản lý lưu kho trong kế hoạch tầm nhìn 2030 của mình:
“Tối thiểu chi phí” – “Tối giản nhân lực” – “Tối đa hiệu quả”
Để đạt được ba mục tiêu này, công ty cần nâng cao hiệu quả của việc hoạch định kế hoạch và quản lý hàng lưu kho, từ đối tượng là nguồn lực đầu vào tới hàng lưu kho là các sản phẩm thành phẩm.
3.2.2.2. Định hướng về hoạt động quản lý lưu kho thành phẩm
Bản thân hàng lưu kho thành phẩm thể hiện kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất, sử dụng nguồn lực của công ty. Nhận định tầm vai trò quan trọng của việc quản lý đối tượng này, công ty đã có các định hướng chi tiết trong việc hoạch định và quản lý hàng thành phẩm để tiến tới đạt mục tiêu tổng thể.
Định hướng do công ty đặt ra với quản lý lưu kho thành phẩm bao gồm:
Tiêu chuẩn hóa kế hoạch quản lý lưu kho thành phầm
Thiết lập kế hoạch linh hoạt theo diễn biến thị trường nhưng đảm bảo sự ổn định cho toàn bộ bộ máy kinh doanh.
Điều chỉnh hệ thống quản lý và sản xuất phù hợp với sự tiêu chuẩn hóa.
Các định hướng được đưa ra đã tác động tới bản chất vấn đề bất cập còn tồn tại trong hoạt động quản lý lưu kho là kế hoạch hoạch định không linh hoạt và dựa nhiều vào kinh nghiệm, chưa phản ánh đúng nhu cầu thị trường, cũng như chưa có sự tiêu
chuẩn hóa các tiêu chí trong xây dựng kế hoạch, từ đó khiến việc xem xét đánh giá hiệu quả của tổng thể hoạt động khó khăn.