QUYỀN TÁC GIẢ, GIỚI HẠN QUYỀN TÁC GIẢ

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 21/2021 (Trang 26 - 27)

- Việc thực hiện các biện pháp tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) trong quá trình

QUYỀN TÁC GIẢ, GIỚI HẠN QUYỀN TÁC GIẢ

Tóm tắt:

Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua năm 2005 và đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Đây là văn bản pháp luật quan trọng điều chỉnh về các quan hệ xã hội liên quan đến loại tài sản đặc biệt - tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành, một số quy định của Luật Sở hữu trí tuệ đã bộc lộ hạn chế, bất cập, trong đó có quy định về các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả, giới hạn quyền tác giả. Để khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, Chính phủ trình Quốc hội Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích và đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của Dự thảo Luật (lần 3) về các quy định liên quan đến trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả, giới hạn quyền tác giả.

Thông tin bài viết:

Từ khóa: Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả, giới hạn quyền tác giả.

Lịch sử bài viết:

Nhận bài : 04/10/2021 Biên tập : 24/10/2021 Duyệt bài : 25/10/2021

Article Infomation:

Keywords: Law on Intellectual Property of 2005; exception of non-infringement of copyright, limitation of copyright. Article History: Received : 04 Oct. 2021 Edited : 24 Oct. 2021 Approved : 25 Oct. 2021 Abstract:

The Law on Intellectual Property was passed by the National Assembly in 2005 and was amended in 2009. This is an important legal document governing the social relations related to a type of special property - intellectual property. However, through its practical enforcement, the Law on Intellectual Property has revealed certain shortcomings, including the matter of adjustments on exceptions not infringing copyright. For further improvements of the current Law on Intellectual Property, the Government submitted to the National Assembly a draft law amending a number of articles of the Law on Intellectual Property. Within the scope of this article, the authors provides an analysis of and recommendations to improve the provisions of the draft law (the third version) on provisions related to the exception of non-infringement of copyright, limitation of copyright. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được

sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Luật SHTT) đã phát huy vai trò to lớn trong việc tạo

hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHTT, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho

hoạt động sản xuất - kinh doanh, góp phần khuyến khích hoạt động sáng tạo, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, Luật SHTT còn là cơ sở cho việc xây dựng và vận hành hệ thống bảo hộ SHTT của Việt Nam đạt chuẩn mực theo Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) của Tổ chức Thương mại

thế giới (WTO)1. Tuy nhiên, sau 16 năm thi

hành, một số quy định của Luật SHTT đã không đáp ứng được những thay đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế-xã hội của đất nước và những cam kết về sở hữu trí tuệ trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết, trong đó có quy định về các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả (các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả, không phải trả tiền bản quyền. Sau nhiều lần chỉnh sửa, Chính phủ đã hoàn thành Dự thảo Luật sửa

đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT2

(Dự thảo Luật) và trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 21/2021 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)