Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả”.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 21/2021 (Trang 34 - 35)

- Việc thực hiện các biện pháp tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) trong quá trình

e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả”.

trí tuệ năm 2005) giải thích khái niệm “quyền

sở hữu công nghiệp” như sau: “Quyền sở hữu

công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”. Mặc dù điều luật đã nêu khái niệm về “quyền sở hữu công nghiệp” nhưng khi dẫn chiếu để áp dụng vào tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cũng không hoàn toàn phù hợp. Bởi lẽ, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, đối tượng của quyền sở hữu công

nghiệp bao gồm: (1) sáng chế, (2) kiểu dáng

công nghiệp, (3) thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, (4) nhãn hiệu, (5) tên thương mại, (6) chỉ dẫn địa lý, (7) bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và (8) quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Trong khi đó, đối tượng tác động của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Điều 226 BLHS năm 2015 lại rất hẹp – chỉ bao gồm 02 (trong tổng số 08) đối tượng là

nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý. Điều 226 còn xác định cụ thể hơn đối tượng đó phải là hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 xác định hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và giả mạo

chỉ dẫn địa lý (gọi chung là “hàng hóa giả mạo nhãn hiệu”) là “hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ”. Theo đó, “hàng hóa giả mạo nhãn hiệu” là “hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý”. Căn cứ vào quy định này thì “hàng hóa giả mạo nhãn hiệu” lại rất dễ nhầm lẫn với “hàng giả” được liệt kê tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98 dẫn đến khó khăn trong việc xác định tội danh.

- Cách hiểu thứ hai: Vận dụng khái niệm được giải thích bởi BLHS năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Theo cách hiểu này, “hàng giả” được phân loại thành “hàng giả về hình thức” – là trường hợp hàng hóa có sự trùng lặp về tên gọi, về nhãn hiệu, kiểu dáng hay về xuất xứ, nguồn gốc, về chỉ dẫn địa lý với loại hàng hóa cùng loại đã có trên thị trường hoặc hàng hóa có tên gọi, kiểu dáng, nhãn hiệu… gần giống dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng; “hàng giả về nội dung” – là giả về chất lượng hoặc công dụng, giá trị sử dụng của hàng hóa nhưng về hình thức thì bao bì, nhãn hiệu… là thật; “hàng giả cả về hình thức và nội dung” - là

3 Lê Đăng Doanh, Cao Thị Oanh, Bình luận khoa học BLHS năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017), tập 1, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, năm 2017, tr. 364, 365. Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, năm 2017, tr. 364, 365.

4 Đặng Anh Đức, Dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất, buôn bán hàng giả?, https://baovephapluat.vn/tu-van-phap-luat/giai-dap-phap-luat/dau-hieu-phap-ly-cua-toi-san-xuat-buon-ban-hang-gia-71797.html, truy cập phap-luat/giai-dap-phap-luat/dau-hieu-phap-ly-cua-toi-san-xuat-buon-ban-hang-gia-71797.html, truy cập ngày 06/10/2021 và Tiêu Dao, Tìm hiểu nội dung “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả” của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), https://conganquangbinh.gov.vn/tim-hieu-noi-dung-toi-san-xuat-buon-ban-hang-gia- cua-blhs-nam-2015-sua-doi-bo-sung-nam-2017/, truy cập ngày 06/10/2021.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 21/2021 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)