Khoả n2 Điều 25 Thông tư số 121/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về hoạt động của công ty chứng khoán.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 21/2021 (Trang 44 - 45)

- Nhược điểm của phương thức ODR

4 Khoả n2 Điều 25 Thông tư số 121/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về hoạt động của công ty chứng khoán.

định về hoạt động của công ty chứng khoán.

tổ chức tín dụng tiến hành tái cơ cấu cần xác định giá trị doanh nghiệp, hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ thẩm định giá tài sản do các

tổ chức kiểm toán đủ điều kiện cung cấp1.

- Công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán là chủ thể quan trọng trên thị trường chứng khoán. Với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp, công ty chứng khoán hoàn toàn có đủ những kiến thức, kinh nghiệm chuyên sâu về tài chính, ngân hàng và có thể sử dụng những kiến thức này để tư vấn cho các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện tái cơ cấu và xác định giá trị doanh nghiệp. Để thực hiện được những hoạt động tư vấn này, công ty chứng khoán phải được cấp phép thực hiện nghiệp

vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán2. Đồng

thời, công ty chứng khoán phải báo cáo Uỷ ban Chứng khoán nhà nước bằng văn bản trước khi thực hiện. Uỷ ban Chứng khoán nhà nước có quyền tạm ngừng, đình chỉ việc cung cấp dịch vụ tài chính khác của công ty chứng khoán nếu việc cung cấp dịch vụ đó trái với quy định của pháp luật hoặc gây rủi

ro hệ thống thị trường chứng khoán3. Ngoài

ra, công ty chứng khoán không được cung cấp dịch vụ tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp cho công ty mà mình nắm giữ từ 10% trở lên vốn điều lệ4.

- Doanh nghiệp thẩm định giá. Doanh nghiệp thẩm định giá là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật. Các tổ chức thẩm định giá nước ngoài muốn cung cấp dịch vụ thẩm định giá tại Việt Nam có thể góp vốn với doanh nghiệp thẩm định giá Việt Nam để

thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần để kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tại Việt Nam và nắm giữ tối đa không quá 35% vốn điều lệ5.

Đối với 03 nhóm chủ thể có chức năng tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp nêu trên, trách nhiệm của những nhóm chủ thể này cũng có sự phân hoá nhất định khi họ thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp cho những nhóm tổ chức tín dụng khác nhau, cụ thể:

Đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi cổ phần hoá, tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp có trách nhiệm như: tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan trong quá trình thực hiện nghiệp vụ xác định giá trị doanh nghiệp và thực hiện hợp đồng đã ký kết với khách hàng; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả xác định giá trị doanh nghiệp; phải bồi thường thiệt hại do vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện dịch vụ tư vấn định giá hoặc bị xử lý vi

phạm theo quy định của pháp luật...6.

Đối với tổ chức tín dụng khác khi tiến hành tái cơ cấu, tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp có một số trách nhiệm cơ bản như tuân thủ pháp luật, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam7; chịu trách nhiệm về hoạt động thẩm định giá theo quy định của pháp luật; bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, tính trung thực, khách quan

5 Điều 43 Luật Giá năm 2012; Điều 18, 21 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá đã được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 12 Nghị định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá đã được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 12 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 21/2021 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)