Điều 29 Luật Giá năm 2012.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 21/2021 (Trang 45 - 46)

- Nhược điểm của phương thức ODR

8 Điều 29 Luật Giá năm 2012.

9 Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước. chủ sở hữu Nhà nước.

của hoạt động thẩm định giá và kết quả thẩm định giá; bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật8.

Thứ ba, các chủ thể có chức năng kiểm tra tài chính Nhà nước.

Tính chất đặc biệt của nguồn vốn của Nhà nước dẫn đến việc cần có sự tham gia kiểm tra, giám sát việc xác định giá trị nguồn vốn này tại các tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và những tổ chức tín dụng có vốn của Nhà nước khi tiến hành tái cơ cấu để đảm bảo không làm thất thoát nguồn vốn của Nhà nước. Cơ quan được giao trách nhiệm trong trường hợp này bao gồm:

- Ngân hàng Nhà nước với tư cách cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, tín dụng. Tuy cùng đóng vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu, nhưng Ngân hàng Nhà nước có các quyền, trách nhiệm khác nhau trong quá trình xác định giá trị của tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước khi tái cơ cấu. Những quyền, trách nhiệm này được quy định cụ thể tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 và

các văn bản hướng dẫn thi hành9 và các quy

định về chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.

- Kiểm toán Nhà nước với tư cách cơ quan kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài

chính công. Với mục tiêu cơ bản là tránh thất thoát nguồn vốn nhà nước tại các tổ chức tín dụng khi tiến hành tái cơ cấu, Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm kiểm toán kết quả tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần

hoá10 và kiểm toán quyết toán giá trị phần

vốn của Nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Thêm vào đó, Kiểm toán Nhà nước còn thực hiện hoạt động kiểm toán đối với các tổ chức tín dụng sau khi tái cơ cấu để từ đó đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước được quy định cụ thể tại Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 21/2021 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)