Xem: Điều 5 Nghị định số 42/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 21/2021 (Trang 63 - 64)

- Nhược điểm của phương thức ODR

7 Xem: Điều 5 Nghị định số 42/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy.

Công an xã, thị trấn chính quy.

Xây các tổ chức Đảng của lực lượng công an xã chính quy phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thường xuyên, hiệu quả cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ theo hướng dẫn tại quy định số

192-QĐ/TW, ngày 08/5/2019 của Bộ Chính

trị về tổ chức đảng trong Công an nhân dân Việt Nam và Công văn số 273-CV/BTCTW ngày 05 tháng 04 năm 2021 về việc sinh hoạt đảng của đảng viên là Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã: “Nếu ở xã có từ 03 đảng viên chính thức trở lên là Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã, thì thành lập chi bộ công an xã trực thuộc đảng ủy xã, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của đảng ủy xã; đồng thời, chịu sự lãnh đạo của đảng ủy công an huyện về an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng. Chỉ những đồng chí đảng viên là Công an chính quy mới sinh hoạt ở chi bộ công an xã. Nhiệm vụ của chi bộ công an xã thực hiện theo Điều 24, Điều lệ Đảng và Điểm 5, Mục II, Quy định số 192-QĐ/TW, ngày 18/5/2019 của Bộ Chính trị”.

Xây dựng Đảng tại các chi bộ công an cấp xã phải quán triệt phương châm tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, coi trọng xây dựng Đảng về tư tưởng, tập trung xây dựng Đảng về đạo đức, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên theo tinh thần văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Xây dựng Đảng trong Công an nhân dân ở cấp xã là tăng cường giáo dục cho nguồn nhân lực công an cấp xã truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và lịch sử cách mạng vẻ vang của Đảng, sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc; kiên định và không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên; tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; chủ động phòng,

chống những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, những thông tin xấu, độc trên Internet, mạng xã hội; phát huy thật tốt trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu.

Về xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và các điều kiện đảm bảo khác: Hoạt động này là hết sức cần thiết, đòi hỏi phải có kế hoạch tổng

thể, chi tiết. Bộ Công an bảo đảm các điều

kiện hoạt động và thực hiện chế độ, chính sách đối với Công an xã chính quy; trang bị phương tiện làm việc, vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị phục vụ công tác của Công an xã chính quy theo quy định của pháp luật. Các bộ, ngành trung ương tùy theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Công an xã bán chuyên trách khi tổ chức Công an xã chính quy; chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện việc xây dựng Công an xã chính quy. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: có phương án bố trí sắp xếp công tác hợp lý theo thẩm quyền đối với Công an xã bán chuyên trách để bổ nhiệm, điều động Công an chính quy thay thế; giải quyết chế độ, chính sách thôi việc đối với Công an xã bán chuyên trách khi bố trí Công an chính quy thay thế; bảo đảm trụ sở hoặc nơi làm việc; hỗ trợ ngân sách để đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở hoặc nơi làm việc, sinh hoạt và trang thiết bị, phương tiện, các điều kiện bảo đảm khác phục vụ cho hoạt động của lực lượng Công an xã8.

Kinh phí bảo đảm về cơ sở vật chất và hoạt động của Công an xã chính quy do ngân sách nhà nước đảm bảo và được sử dụng trong dự

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 21/2021 (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)