- Nhược điểm của phương thức ODR
6 Xem: Thông tư số 32/2011/TT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chế độ học tập, bồi dưỡng thường xuyên trong CAND.
xuyên trong CAND.
có trình độ, kinh nghiệm, sự hiểu biết, nhiệt huyết với công việc. Ngoài ra, về cơ cấu ngành nghề tuyển chọn, phân bố lực lượng công an xã phải cân đối, đồng bộ đảm bảo được vấn đề biên chế và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở các cấp5.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công an xã chính quy được thực hiện trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Bộ Công an và của Công an các đơn vị, địa phương; đảm bảo đúng đối tượng, đúng tiêu chí chuyên môn, nghiệp vụ công tác và phù hợp với tình hình địa phương, nhu cầu sử dụng cán bộ, chiến sỹ của đơn vị. Nội dung chương trình học tập, bồi dưỡng nâng cao phải thường xuyên được cập nhật, bổ sung, phù hợp với từng đối tượng cụ thể, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ và thực tiễn công tác, chiến đấu của từng đơn vị, từng lĩnh vực công tác đặt ra trong từng thời kỳ6.
Công tác quản lý cán bộ và hướng dẫn thực hiện công tác nghiệp vụ đối với lực lượng Công an xã chính quy được thực hiện theo quy trình thống nhất, có sự rõ ràng, rành mạch, hợp lý trong và ngoài ngành, giữa các lực lượng trên cùng một địa bàn: Trưởng Công an xã chịu sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Trưởng Công an cấp huyện về công tác bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng công an xã; Trưởng Công an xã chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã, sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn. Trưởng Công an xã sẽ chịu trách nhiệm chỉ huy, quản lý trực tiếp Phó Trưởng Công an xã và công an viên
chính quy khác7. Về thực hiện các mặt công tác nghiệp vụ tiến hành theo quy chế thông tin, báo cáo cấp trên trực tiếp, công an huyện và các đơn vị phòng nghiệp vụ có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện theo quy định của pháp luật và ngành Công an.
Trong thực hiện chế độ chính sách đối với nguồn nhân lực công an xã chính quy cần chú ý đến chính sách đãi ngộ về vật chất, động viên tinh thần kịp thời; các chính sách sử dụng và quản lý nguồn nhân lực. Đây là những yếu tố rất quan trọng tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, giúp cho cán bộ, chiến sỹ yên tâm công tác, góp phần hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Xây dựng về chính trị, tư tưởng là hoạt động thường xuyên nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng phụng sự nhân dân, gắn bó mật thiệt với nhân dân. Cán bộ, chiến sỹ công an nhân dân phải có ý thức cảnh giác trước âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch, chống “diễn biến hòa bình”. Bản thân từng cán bộ, chiến sĩ phải không ngừng phấn đấu, học tập và rèn luyện, nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý thức khắc phục khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, ý thức trách nhiệm với công việc và đạo đức nghề nghiệp.
Về xây dựng tổ chức Đảng: Đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định bảo đảm sự thành công trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hôi của lực lượng công an nhân dân nói chung, lực lượng công an xã chính quy nói riêng. Mục đích là nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền của Đảng, tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.