“Điều 129 Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 21/2021 (Trang 35 - 36)

- Việc thực hiện các biện pháp tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) trong quá trình

8 “Điều 129 Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý

loại hang hóa vừa mang nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ… không đúng, vừa không có chất lượng, công dụng hàng hóa hoặc chất lượng, công dụng hàng hóa thấp hơn của loại hàng thật3. Hành vi “sản xuất hàng giả” được định nghĩa là hành vi làm ra các loại hàng giả; hành vi “buôn bán hàng giả” được định nghĩa là hành vi bán hàng giả hoặc mua hàng giả để

nhằm bán lại kiếm lời bất chính4. Cách giải

thích này tuy bao quát và ổn định hơn so với Nghị định số 98 nhưng không có giá trị pháp lý nên chỉ được sử dụng để tham khảo trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.

Về hành vi “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”, nếu như Điều 171 BLHS năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định rõ hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hành vi “chiếm đoạt, sử dụng bất

hợp pháp”5 thì BLHS năm 2015 chỉ quy định

chung là “cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” mà không giải thích cụ thể như thế nào là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công

nghiệp. Do đó, có quan điểm cho rằng6 đó là

hành vi “chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp” như quy định tại Điều 171 BLHS năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009; quan

điểm khác cho rằng7 đó là các hành vi tương

ứng được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành8.

Ngoài 02 vấn đề nêu trên, thực tiễn tố tụng còn ghi nhận trường hợp không có quy định làm căn cứ để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Đó là quy định về định lượng để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. So với BLHS năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009, BLHS năm 2015 đã bỏ dấu hiệu định lượng “gây hậu quả nghiêm trọng” mà trong thực tiễn rất khó xác định để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, thay bằng các dấu hiệu định lượng cụ thể như: thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên. BLHS năm 2015 cũng không quy định tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” mà sửa đổi theo hướng hành vi cố ý xâm phạm quyền

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 21/2021 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)