Một số bất cập trong các quy định của pháp luật về tội sản xuất, buôn bán hàng

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 21/2021 (Trang 33 - 34)

- Việc thực hiện các biện pháp tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) trong quá trình

2. Một số bất cập trong các quy định của pháp luật về tội sản xuất, buôn bán hàng

pháp luật về tội sản xuất, buôn bán hàng giả và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

2.1. Quy định của pháp luật chưa giải thích cụ thể về một số tình tiết trong cấu thích cụ thể về một số tình tiết trong cấu thành tội phạm của tội sản xuất, buôn bán hàng giả và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Nghiên cứu cấu thành tội phạm của tội sản xuất, buôn bán hàng giả và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, các tác giả nhận thấy, BLHS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa giải thích cụ thể như thế nào là “hàng giả”, “quyền sở hữu công nghiệp” cũng như hành vi “sản xuất, buôn bán hàng giả” và hành vi “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”. Bên cạnh đó, cũng không có quy định nào về việc dẫn chiếu đến các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có liên quan để áp dụng khi xử lý về hình sự hành vi vi phạm pháp luật nên thực tiễn áp dụng pháp luật của từng cơ quan, từng nơi, từng lúc còn chưa thống nhất. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử ghi nhận 02 cách hiểu khác nhau sau đây:

- Cách hiểu thứ nhất: Dẫn chiếu quy định tương tự của pháp luật chuyên ngành.

Theo đó, các khái niệm “hàng giả” và hành vi “sản xuất, buôn bán hàng giả” được giải thích căn cứ vào quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Nghị định số 98). Tuy nhiên, Nghị định này không nêu khái niệm về “hàng giả” mà chỉ liệt kê 06 nhóm “hàng

giả”2. Điều này dẫn đến quy định về “hàng

giả” không bao quát hết tất cả các trường hợp có thể phát sinh trên thực tế. Bên cạnh đó, văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành được dẫn chiếu thường có tính ổn định không cao. Ví dụ, trước đây quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 (Nghị định số 185), nay là Nghị định số 98. So sánh 02 văn bản này, có thể nhận thấy tuy cùng bản chất là “hàng giả” nhưng “hàng giả” quy định tại Nghị định số 98 không thống nhất với “hàng giả” quy định tại Nghị định số 185.

Tương tự, khoản 4 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019 (Luật Sở hữu

2 “7. “Hàng giả” gồm:

a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 21/2021 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)