Điể mb khoả n3 Điều 26 Nghị định số 126/17/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 21/2021 (Trang 50 - 51)

- Nhược điểm của phương thức ODR

20 Điể mb khoả n3 Điều 26 Nghị định số 126/17/NĐ-CP.

vụ của những chủ thể này theo hướng: - Sửa đổi Nghị định số 126 theo hướng quy định bắt buộc sự tham gia của tổ chức tư vấn trong việc xác định giá trị tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ nói riêng, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ nói chung khi tiến hành cổ phần hoá. Theo đó, khoản 1 Điều 12 Nghị định số 126 được viết

lại như sau “doanh nghiệp cổ phần hoá phải

thuê tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp”.

- Bộ Tài chính cần ban hành Thông tư

hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình, thủ tục công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp, với mục đích: (i) Quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của những tổ chức này; (ii) Tập hợp cụ thể điều kiện; (iii) Quy định về quy trình, thủ tục công nhận tổ chức tư vấn định giá; (iv) Quy định về đánh giá hàng năm hoạt động của các tổ chức tư vấn định giá; (v) Quy định về các chế tài đối với tổ chức tư vấn định giá như bị loại khỏi danh sách tổ chức tư vấn định giá. Đồng thời, ban hành Thông tư mới hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình thủ tục công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp để thay thế Thông tư số 127/2012/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 205/2015/TT-BTC về hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình thủ tục công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp vì các Thông tư này đều hướng dẫn Nghị định 59/2011/NĐ-CP đã hết hiệu lực thi hành.

- Quy định chặt chẽ hơn về giá trị pháp lý của chứng thư thẩm định giá, đồng thời ban hành văn bản ghi nhận đầy đủ trách nhiệm của tổ chức tư vấn định giá trong trường hợp kết quả thẩm định giá không trung thực. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm các quy định về việc xử lý tranh chấp kết

quả về thẩm định giá, khen thưởng, xử lý vi phạm và khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thẩm định giá.

Thứ hai, sửa đổi Nghị định số 12 theo hướng bãi bỏ quy định bổ sung về điều kiện thành lập đối với doanh nghiệp thẩm định giá cho phù hợp với Luật Giá năm 2012.

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 37 Luật Giá năm 2012, thẩm định viên về giá “ký báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá về kết quả thẩm định giá”. Như vậy, chất lượng của Báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá phụ thuộc vào thẩm định viên về giá. Việc yêu cầu kinh nghiệm của người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hay Tổng Giám đốc không đồng nghĩa tuyệt đối với việc chất lượng thẩm định giá được tăng cao. Chưa kể tới việc để thực hiện thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự

phòng rủi ro nghề nghiệp21. Điều này đồng

nghĩa với việc khi chất lượng báo cáo kết quả thẩm định giá của doanh nghiệp kém chất lượng, gây thiệt hại cho khách hàng thì bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đóng vai trò là giải pháp bồi thường thiệt hại và buộc doanh nghiệp thẩm định giá phải chú trọng hơn đến chất lượng dịch vụ. Theo đó, thay vì đưa ra các điều kiện bổ sung vượt quá so với quy định của Luật, việc quản lý nhà nước tránh tiêu cực trong lĩnh vực thẩm định giá cần thực hiện bằng các công cụ quản lý khác như Luật Cạnh tranh, giải pháp hậu kiểm để xử phạt vi phạm hành chính nếu có dấu hiệu vi phạm của doanh nghiệp thẩm định giá. Việc áp đặt điều kiện cho người đứng đầu doanh nghiệp thẩm

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 21/2021 (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)