Khoả n1 Điều 10 Công ước Berne 1979.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 21/2021 (Trang 28 - 29)

- Việc thực hiện các biện pháp tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) trong quá trình

6 Khoả n1 Điều 10 Công ước Berne 1979.

những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do Luật SHTT chưa quy định rõ về mặt định lượng thế nào là trích dẫn hợp lý và người trích dẫn phải thông tin về nguồn gốc của tác phẩm được trích dẫn. Hầu hết các cơ sở giáo dục đại học, các tòa soạn, tạp chí hiện nay tự ban hành quy định riêng về trích dẫn và chống đạo văn dẫn đến quá trình áp dụng trên thực tế chưa thống nhất. Pháp luật SHTT ở nhiều nước trên thế giới đều đặt ra yêu cầu người trích dẫn phải ghi rõ tên tác giả và nguồn mượn khi trích dẫn tác

phẩm4;5. Để đảm bảo quyền lợi cũng như

thể hiện sự tôn trọng đối với tác giả và tác phẩm, các tác giả cho rằng, Dự thảo Luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm nêu rõ thông tin về nguồn gốc của tác phẩm, bao gồm các thông tin cơ bản như tên tác phẩm, tên tác giả, năm công bố khi trích dẫn tác phẩm; bổ sung quy định về định lượng nhất

định (tính trên tỷ lệ % dung lượng giữa nội

dung được trích dẫn và nội dung toàn bộ tác phẩm mới hình thành của người trích

dẫn) để một trích dẫn được xem là hợp lý

trong các bài viết, ấn phẩm, luận văn nghiên cứu khoa học6.

Thứ hai, quy định rõ số lượng tác phẩm được quyền sao chép nhằm lưu trữ trong thư viện để bảo quản, không nhằm mục đích thương mại. Dự thảo Luật quy định, thư viện được sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện để bảo quản nhưng không quy định rõ thư viện được sao chép bao nhiêu bản. Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ quy định việc sao chép để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu là không quá một bản. Tuy nhiên, thực tiễn một số tác phẩm có giá trị cao, tài liệu quý hiếm, hiện không còn xuất bản, lưu hành trên thị trường cần được sao chép thành nhiều bản để tránh các trường hợp hư hỏng, mất mát không có khả năng khôi phục. Đối với các tác phẩm thư viện có nhiều bản và trên thị trường vẫn đang lưu hành thì việc không giới hạn số lượng tác phẩm bị sao chép dẫn đến tình trạng sao chép quá nhiều bản, không phù hợp với mục đích sao chép “để lưu trữ, bảo quản”. Do đó, cần thiết đưa ra số lượng tác phẩm phù hợp được sao chép lưu trữ trong thư viện để bảo quản vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong hoạt động thư viện, vừa hạn chế lạm dụng sao chép quá nhiều, không cần thiết, có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả. Kinh nghiệm một số nước cho thấy, pháp luật SHTT cho phép thư viện được sao chép không quá ba bản của tác phẩm nhằm

mục đích bảo quản, lưu trữ7. Các tác giả

cho rằng, cần bổ sung vào điểm e khoản 1 Điều 25 quy định cho phép thư viện được sao chép từ một đến ba bản tác phẩm để lưu trữ, bảo quản trong thư viện. Theo đó,

7 Lê Văn Viết, “Vấn đề về bản quyền trong hoạt động thư viện”, https://nlv.gov.vn/nghiep-vu-thu-vien/van-de-quyen-tac-gia-trong-hoat-dong-thu-vien.html, truy cập lần cuối ngày 01/10/2021. quyen-tac-gia-trong-hoat-dong-thu-vien.html, truy cập lần cuối ngày 01/10/2021.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 21/2021 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)