Lê Văn Viết, tlđd (5).

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 21/2021 (Trang 29 - 30)

- Việc thực hiện các biện pháp tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) trong quá trình

8 Lê Văn Viết, tlđd (5).

tùy từng loại tác phẩm, thư viện có thể quyết định sao chép một hay từ một đến ba bản để lưu trữ, bảo quản phù hợp với tình trạng tác phẩm và yêu cầu thực tế tại thư viện.

Bên cạnh đó, điểm e khoản 1 Điều 25 cho phép thư viện được sao phép một phần hợp lý của tác phẩm cho người khác nhưng không quy định rõ thế nào là “một phần hợp lý” và cũng không đưa ra quy định cụ thể về phần hợp lý này được xác định qua

định lượng (bao nhiêu trang hay tỷ lệ bao

nhiêu % của một tác phẩm) hay định tính

(được sao chép những phần cơ bản hay không cơ bản, phần chính hay phần phụ). Thực tiễn và thông lệ quốc tế đã chỉ ra việc quy định chỉ cho phép thư viện sao chép một phần tác phẩm cho người đọc là chưa phù hợp với bản chất và chức năng của thư viện. Liên đoàn quốc tế các hội và cơ

quan thư viện (International Federation

of Library Associations and Institutions - IFLA) khẳng định, thư viện có chức năng tạo nên sự tiếp cận không rào cản của người dân đến thông tin nhằm đạt đến tự do, bình đẳng, hiểu biết chung và hòa bình trên thế giới. Để đạt được mục tiêu này, IFLA đã có rất nhiều cố gắng hướng đến việc thuyết phục cho phép các ngoại lệ về bản quyền đối với hoạt động thực viện. Năm 2010, Uỷ ban Thường trực của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới – WIPO đã đồng ý cho các thư viện được tạo ra một bản của tài liệu có bản quyền hoặc tài liệu được bảo hộ cho bạn đọc của thư viện theo yêu cầu của họ cho mục đích giáo dục, nghiên cứu, sử dụng cá nhân theo quy định sử dụng hợp

định tại Điều 108 Luật Bản quyền Hoa Kỳ cũng quy định cho phép thư viện được sao chép một bản tài liệu theo yêu cầu của người dùng nhằm mục đích học tập, nghiên cứu cá nhân và thư viện phải thông báo về

bản quyền cho người dùng theo quy định9.

Bên cạnh đó, cùng một mục đích sao chép để sử dụng cho nghiên cứu, giảng dạy, học tập, nhưng điểm a khoản 1 Điều 25 cho phép người sử dụng được tự sao chép một bản tác phẩm, trong khi đó tại điểm e Điều này lại chỉ cho phép thư viện sao chép một phần hợp lý của tác phẩm là chưa thống nhất. Để khắc phục hạn chế nêu trên, các tác giả cho rằng, điểm e khoản 1 Điều 25

cần được sửa đổi như sau: “e) Sử dụng

tác phẩm trong hoạt động thư viện không nhằm mục đích thương mại, bao gồm: sao chép tác phẩm không quá 3 bản lưu trữ trong thư viện để bảo quản; sao chép hoặc truyền tải tác phẩm được lưu giữ để sử dụng trong các thư viện liên quan thông qua mạng máy tính; sao chép một phần hoặc một bản tác phẩm cho người khác phục vụ nghiên cứu, học tập không nhằm mục đích thương mại, trong trường hợp này, thư viện thực hiện việc sao chép tác phẩm phải kèm theo thông báo về quyền tác giả”.

Thứ ba, sửa đổi điểm m khoản 1 Điều

25 theo hướng bổ sung cụm từ “không

nhằm mục đích thương mại”. Theo đó,

điểm m được sửa đổi như sau: “m) Người

khuyết tật nhìn, người khuyết tật không có khả năng đọc chữ in và người khuyết tật khác không có khả năng tiếp cận tác phẩm để đọc theo cách thông thường (sau đây gọi là người khuyết tật), người nuôi dưỡng, người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc

9 Tham khảo Copyright Law of the United States and Related Laws Contained in Title 17 of the United States Code, https://www.copyright.gov/title17/title17.pdf, truy cập lần cuối ngày 01/10/2021. Code, https://www.copyright.gov/title17/title17.pdf, truy cập lần cuối ngày 01/10/2021.

cho người khuyết tật, tổ chức được Chính phủ cho phép sử dụng tác phẩm không nhằm mục đích thương mại theo quy định tại Điều 25a của Luật này”. Việc bổ sung

cụm từ “không nhằm mục đích thương

mại” vào điểm này nhằm hạn chế tình

trạng áp dụng không đúng tinh thần của điều luật trên thực tế.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 21/2021 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)