Quy định về các trường hợp giới hạn quyền tác giả

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 21/2021 (Trang 30 - 32)

- Việc thực hiện các biện pháp tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) trong quá trình

2. Quy định về các trường hợp giới hạn quyền tác giả

quyền tác giả

Khoản 10 Điều 1 Dự thảo Luật (Sửa đổi, bổ sung Điều 26) quy định các trường hợp giới hạn quyền tác giả. Khoản này quy định việc sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả nhưng phải trả tiền bản quyền áp dụng đối với các trường hợp người sử dụng khai thác giá trị của tác phẩm trong hoạt động kinh doanh, thương mại mà không gây phương hại đến quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Do việc sử dụng tác phẩm mang lại doanh thu cho người sử dụng nên bên sử dụng có trách nhiệm chi trả tiền bản quyền nhằm cân bằng lợi ích về kinh tế giữa các bên, đảm bảo quyền lợi của tác giả. Liên quan đến nội dung này, Dự thảo Luật bổ sung hai trường hợp sau:

a) Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức tiền bản quyền và phương thức thanh toán do các bên

thoả thuận; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ.

b) Trường hợp tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại thì tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình này trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép, nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó theo thoả thuận kể từ khi sử dụng; trường hợp không đạt được thoả thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định cụ thể các hoạt động kinh doanh, thương mại quy định tại điểm này.

Các tác giả cho rằng, quyền sử dụng tác phẩm được định hình trên bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại được quy định bổ sung phù hợp với Điều 13 Công ước Berne 1976. Tuy nhiên, quản lý việc sử dụng tác phẩm được định hình trên bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trên thực tế không dễ dàng và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Bởi lẽ, người sử

dụng có thể dùng bản ghi âm, ghi hình của người khác để khai thác, thu các khoản lợi lớn trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Youtube, bán nhạc chuông, nhạc chờ hay các hình thức kinh doanh khác mà không phải xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trong khi chưa có cơ chế thật sự hiệu quả để kiểm soát nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh này. Hơn nữa, việc tác giả có nhận được tiền bản quyền trong trường hợp này hay không còn phụ thuộc rất lớn vào sự tự giác, mức độ hợp tác của người sử dụng tác phẩm. Trường hợp các bên có thể gặp nhau trao đổi về tiền bản quyền thì việc thống nhất mức tiền bản quyền cũng rất khó khăn vì phía tác giả không có cơ sở hay điều kiện để xác định cụ thể số tiền bên sử dụng thu được từ hoạt động kinh doanh tác phẩm. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tác giả có thể khởi kiện đến Tòa án. Tuy nhiên, quá trình này mất thời gian, công sức, tốn kém tiền bạc hơn nhiều so với số tiền bản quyền mà tác giả có thể thu được trên thực tế.

Để khắc phục hạn chế này, các tác giả kiến nghị hai phương án như sau:

- Phương án 1: bổ sung quy định buộc

bên sử dụng tác phẩm được định hình trên bản ghi âm, ghi hình trong hoạt động kinh doanh phải được sự đồng ý của tác giả và phải trả tiền bản quyền.

- Phương án 2: bổ sung quy định chỉ

cho phép các tổ chức, đơn vị có đăng ký ngành nghề kinh doanh tác phẩm định hình trên bản ghi âm, ghi hình mới được quyền thực hiện các hoạt động kinh doanh, thương mại đối với tác phẩm được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà không

Võ Thị Ánh Trúc* Phạm Thị Thúy**

*Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang *ThS.Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 21/2021 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)