Các thủ tục phân tích dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến LÒNG TRUNG THÀNH của NHÂN VIÊN tại CÔNG TY cổ PHẦN THỦY điện a VƯƠNG (Trang 33)

6. Bố cục của luận văn

2.6. Các thủ tục phân tích dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu

2.6.1. Phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach alpha

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi

phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến - tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:

- Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

- Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

- Các biến quan sát có tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,4) được xem là biến rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Alpha đạt yêu cầu (lớn hơn 0,7).

Dựa theo thông tin trên, nghiên cứu thực hiện đánh giá thang đo dựa theo tiêu chí:

- Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,4 (đây là những biến không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo và nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụng tiêu chí này).

- Chọn thang đo có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (các khái niệm trong nghiên cứu này là tương đối mới đối với đối tượng nghiên cứu khi tham gia trả lời).

2.6.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Các thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy sẽ được sử dụng phân tích nhân tố để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một tập biến (gọi là nhân tố) ít hơn; các

nhân tố được rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến quan sát ban đầu (Hair, Anderson, Tatham và Black; 1998).

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo (dẫn theo Lê Ngọc Đức, 2008).

Bảng 2.4: Các bước phân tích nhân tố EFA Bước Nội dung

1 Đối với các biến quan sát đo lường các khái niệm thành phần là các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách tham quan tại Bảo tàng Đà Nẵng, nghiên cứu này sử dụng phương pháp trích nhân tố PrincipalAxis factoring với phép quay Varimax

2 - Kiểm định Bartlett: các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể

- Xem xét giá trị KMO: 0,5≤KMO≤1 thì phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu, ngược lại kmo≤0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc - 2005)

- Để phân tíc EFA có giá trị thực tiễn: tiến hành loại các biến quan sát có hệ số nhân tố >0,5

- Xem lại thông số Eigenvalues (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗ nhân tố) có giá trị >1

- Xem xét giá trị tổng phương sai trích (yêu cầu là ≥ 50%): cho biết các nhân tố được trích giải thích được % sự biến thiên của các biến quan sát Cách thực hiện và tiêu chí đánh giá trong phân tích nhân tố khám phá EFA:

- Sử dụng phương pháp trích yếu tố là Principal components với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalues =1. Với các thang đo đơn hướng thì sử dụng phương pháp trích yếu tố Princial components. Tiến hành loại các biến số có trọng số nhân tố (còn gọi là hệ số tải nhân tố) nhỏ hơn 0,4 và tổng phương sai trích được bằng hoặc lớn hơn 50% (thang đo được chấp nhận) (Gerbing & Anderson, 1988; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ& Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Các mức giá trị của hệ số tải nhân tố: lớn hơn 0,3 là đạt được mức tối thiểu; lớn hơn 0,4 là quan trọng; lớn hơn 0,5 là có ý nghĩa thực tiễn. Tiêu chuẩn chọn mức giá trị hệ số tải nhân tố: cỡ mẫu ít nhất là 350 thì có thể chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,3; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải lớn hơn 0,75 (Hair, Anderson, Tatham và Black; 2008).

2.6.3. Phân tích tương quan

Sau quá trình thực hiện kiểm định thang đo: đánh giá độ tin cậy thang đo (sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha) và kiểm định giá trị khái niệm của thang đo (phân tích nhân tố khám phá EFA); tiến hành tính toán nhân số của nhân tố (giá trị của các nhân tố trích được trong phân tích nhân tố EFA) bằng cách tính trung bình cộng của các biến quan sát thuộc nhân tố tương ứng.

Các nhân tố được trích ra trong phân tích nhân tố được sử dụng cho phân tích hồi quy đa biến để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết kèm theo. Các kiểm định giả thuyết thống kê đều áp dụng mức ý nghĩa là 5%.

Phân tích tương quan

- Kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình: giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau. Đồ thị phân tán cũng cung cấp thông tin trực quan về mối tương quan tuyến tính giữa hai biến. Sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng: giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này có mối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

- Trong mô hình nghiên cứu, kỳ vọng có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập; đồng thời cũng xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau để nhận dạng hiện tượng đa cộng tuyến.

Phân tích hồi quy đa biến

- Sau khi kết luận là hai biến có mối liên hệ tuyến tính thì có thể mô hình hóa mối quan hệ nhân quả của hai biến này bằng hồi quy tuyến tính (Hoàng Trọng &

Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

- Nghiên cứu thực hiện hồi quy đa biến theo phương pháp Enter: tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan.

- Phương trình hồi quy đa biến cho mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu (theo mô hình lý thuyết):

SUHAILONG=β0+β1*SUHUUHINH+β2*DOTINCAY+β3*SUCAMTHONG + β4*DAMBAO +β5*DAPUNG

Thông tin các biến trong mô hình - SUHAILONG: sự hài lòng - SUHUUHINH: sự hữu hình - DOTINCAY: độ tin cậy

- SUCAMTHONG: sự cảm thông - DAMBAO: mức độ đảm bảo - DAPUNG: khả năng đáp ứng

Kiểm định các giả thuyết, sử dụng với phần mềm SPSS:

- Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến - Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình

- Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến (tương quan giữa các biến độc lập) thông qua giá trị của độ chấp nhận (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor): VIF > 2 thì có thể nhận xét có hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)

- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách tham quan: nhân tố có hệ số β càng lớn thì có thể nhận xét rằng yếu tố đó có mức độ ảnh hưởng cao hơn các nhân tố khác trong mô hình nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu chung về Bảo tàng Đà Nẵng

3.1.1. Quá trình phát triển và đặc điểm hoạt động

Ngày 02 tháng 5 năm 1989, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng ban hành Quyết định số 1047/QĐ-UB về việc thành lập Bảo tàng tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng trên cơ sở Phòng Bảo tồn Bảo tàng trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Bảo tàng tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các di tích và hai Bảo tàng trên địa bàn thành phố: Bảo tàng Lịch sử và Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm. Trụ sở ban đầu của Bảo tàng đóng tại số 24 Thống Nhất (nay là 78 Lê Duẩn, Đà Nẵng).

Sau khi chia tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng vào năm 1997, Bảo tàng Đà Nẵng được thành lập lại theo Quyết định số 901/QĐ-UB ngày 09 tháng 4 năm 1997 của Uỷ ban nhân dân lâm thời thành phố Đà Nẵng.

Để tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động bảo tàng, khai thác các thế mạnh của từng bảo tàng chuyên ngành; đồng thời tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy tốt giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố, đáp ứng xu thế phát triển tất yếu của một Đô thị loại I, UBND thành phố Đà Nẵng đã đầu tư xây dựng trụ sở và trưng bày mới Bảo tàng Lịch sử tại địa điểm 24 Trần Phú; đồng thời quyết định tách Bảo tàng Điêu khắc Chăm và Phòng Quản lý Di sản thuộc Bảo tàng Đà Nẵng để thành lập Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng vào ngày 02 tháng 7 năm 2007 và thành lập Trung tâm Quản lý Di sản văn hóa thành phố Đà Nẵng vào ngày 08 tháng 02 năm 2011.

Sau gần hai năm triển khai thi công trưng bày, vào ngày 26 tháng 4 năm 2011, Bảo tàng Đà Nẵng mới đã chính thức khánh thành và đi vào hoạt động phục vụ khách tham quan. Đây là một thành quả lớn, bước tiến mới trong sự nghiệp bảo tàng của thành phố Đà Nẵng. Bảo tàng Đà Nẵng là một công trình, thiết chế văn hóa tiêu biểu, quan trọng của thành phố Đà Nẵng và là một trong những bảo tàng khang trang, hiện đại của miền Trung Việt Nam. Nội dung trưng bày của Bảo tàng đa dạng về chủ đề, phong phú về hiện vật, sống động với các không gian tái tạo, được thể hiện dưới góc nhìn và phương pháp của bảo tàng học hiện đại. Nhiều tài liệu, hiện vật gốc có giá trị điển hình về lịch sử, văn hóa, những bộ sưu tập cổ vật quý hiếm lần đầu tiên được đưa ra giới thiệu. Tất cả đã tái hiện khái quát và tiêu biểu tiến trình lịch sử – văn hóa của mảnh đất và con người Đà Nẵng từ buổi đầu khai phá mở mang bờ cõi, chống giặc ngoại xâm, giành độc lập cho đến thời kỳ hòa bình, đổi mới, hội nhập và phát triển thành một đô thị năng động nhất miền Trung.

Bảo tàng Đà Nẵng có không gian trưng bày với diện tích hơn 3000m2 gồm 3 tầng giới thiệu hơn 2.500 tư liệu, hình ảnh, hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa của thành phố Đà Nẵng và vùng phụ cận; trong đó có hơn 1.900 hiện vật gốc được sưu tầm từ sau ngày giải phóng đến nay, đặc biệt có nhiều tư liệu hiện vật quý, lần đầu tiên ra mắt công chúng

3.1.2. Tổng quan về số lượng khách đến tham quan Bảo tàng Đà Nẵng từ năm 2015 đến 2018 2015 đến 2018

THỜI GIAN SỐ KHÁCH TỔNG

NƯỚC NGOÀI TRONG NƯỚC

3 THÁNG 10,932 2,012 12,944

6 THÁNG 30,215 5,789 36,004 9 THÁNG 40,426 7,376 47,802

NĂM 2015 60,800 10,540 71,314

THỜI GIAN SỐ KHÁCH TỔNG

NƯỚC NGOÀI TRONG NƯỚC

3 THÁNG 20,701 7,008 27,709

6 THÁNG 40,215 20,214 60,429

9 THÁNG 60,426 40,004 100,403

NĂM 2016 80,825 50.545 131,370

THỜI GIAN SỐ KHÁCH TỔNG

NƯỚC NGOÀI TRONG NƯỚC

3 THÁNG 35,932 6,958 42,890 6 THÁNG 50,639 32,505 83,144 9 THÁNG 84,846 59,386 144,232

NĂM 2017 97,800 101,123 198,923

THỜI GIAN SỐ KHÁCH TỔNG

NƯỚC NGOÀI TRONG NƯỚC

3 THÁNG 57,522 9,553 67,075 6 THÁNG 109,989 21,348 131,337 9 THÁNG 167,668 27,744 195,412 NĂM 2018 240,911 34,660 275,571

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Bảo tàng Đà Nẵng năm 2015, 2016, 2017, 2018)

2.1.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động Bảo tàng Đà Nẵng

Qua kết quả thống kê báo cáo kết quả hoạt động Bảo tàng Đà Nẵng từ năm 2015 đến năm 2018 cho thấy số lượng khách đến Bảo tàng Đà Nẵng ngày một tăng,

đó là kết quả sự nổ lực của toàn thể cán bộ, viên chứ, người lao động Bảo tàng Đà Nẵng. Một trong những công tác rất quan trọng của Bảo tàng Đà Nẵng hiện nay là nhờ thực hiện tốt công tác truyền thông, quảng bá, trung bình mổi năm Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức hơn 20 các cuộc triển lãm chuyên đề và lưu động trên địa bàn.

Bảo tàng Đà Nẵng đã phối hợp với sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng tổ chức các chương trình như: “Giờ học ngoại khóa”; “Câu lạc bộ em yêu lịch sử”; “Rung chuông vàng”; “Nghe hiện vật kể”; “hè vui khám phá”...và các chuỗi hoạt động trải nghiệm thực tế thu hút hàng chục ngàn học sinh, sinh viên tham gia và chuyển thành công trong việc mời học sinh, sinh viên (Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng) tự phát đến bảo tàng sang tự giác đến bảo tàng.

Qua 4 năm đi vào hoạt động chính thức Bảo tàng Đà Nẵng đã thành công trong công tác tuyên truyền quảng bá từ lúc nhân dân địa phương và du khách chưa biết đến Bảo tàng Đà Nẵng thì đến nay Bảo tàng Đà Nẵng đã tự hào về điều đó, thể hiện rõ qua báo cáo thông kê số lượng khách tham quan hàng năm đã nêu trên (bảng phía trên)

2.1.4. Đánh giá những thuận lợi khó khăn và nguyên nhân:Thuận lợi: Thuận lợi:

Được sự quan tâm của lãnh đạo sở Văn hóa và Thể thao mà tất cả các hoạt động sự kiện diễn ra tại Bảo tàng Đà Nẵng đều diễn ra thành công tốt đẹp.

Nằm ở vị trí đắt địa của thành phố, trong khuôn viên di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải, một trong những điểm tham quan 3 trong 1 (Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng, Thành Điện Hải, Bảo tàng Đà Nẵng)

Được các nhiều công ty lữ hành du lịch đưa vào tuyến tham quan của công ty mình (qua thống kê của cán bộ tổ Tuyên truyền, quảng bá và Lễ tân đón tiếp khách tại Bảo tàng Đà Nẵng)

Sự đồng thuận của tập thể lãnh đạo, cán bộ, viên chức, người lao động Bảo tàng Đà Nẵng cố gắng phấn đấu hoàn thành tất cả các nhiệm vụ của lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao cũng như lãnh đạo thành phố Đà Nẵng giao. Là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2017 và 2018 trong 14 đơn vị trực thuộc Sở văn hóa và Thể thao.

Khó khăn:

Bảo tàng Đà Nẵng là một bảo tàng địa phương cho nên việc sưu tầm tài liệu hiện vật còn rất khó khăn.

Từ đầu năm 2018 lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã ký quyết định di dời Bảo tàng Đà Nẵng đến vị trí mới 42, 44 Bạch Đằng, việc di dời tốn rất nhiều kinh phí và gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp quản và thiết kế trưng bày để phù hợp với không gian kiến trúc. (tòa nhà 42 Bạch Đằng, tòa thị chính trước năm 1975).

Không gian trưng bày Bảo tàng Đà Nẵng chưa hấp dẫn du khách Châu Âu khi đến Đà Nẵng.

Cán bộ phụ trách công tác chuyên môn nghiệp vụ Bảo tàng quá ít, còn thiếu nhiều cán bộ nưgoại ngữ chuyên ngành.

Một số nguyên nhân giải thích cho những vấn đề nêu trên như sau:

Thủ tục mua hiện vật, chuyển nhượng hiện vật, giám định hiện vật, thông qua hội đồng khoa học, việc thành lập hội đồng khoa học và hội đồng giám định hiện vật còn nhiều thủ tục mà người bán hiện vật, chuyển nhượng hiện vật cho bảo tàng không thể chờ được và khi thủ tục đã xong thì người chủ sở hữu hiện vật đó đã

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến LÒNG TRUNG THÀNH của NHÂN VIÊN tại CÔNG TY cổ PHẦN THỦY điện a VƯƠNG (Trang 33)

w