Phân tích cấu trúc nguồn vốn doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH cấu TRÚC tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG – tư vẫn và THƯƠNG mại KHÁNH GIA NGUYỄN (Trang 28)

1.4.2.1 Khái quát chung về cấu trúc nguồn vốn

Cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp là mối quan hệ tỷ lệ giữa nợ phải trả và nguồn vốn CSH hay tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn. Cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp là cơ cấu nguồn vốn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp.

Cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị chính. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, mặt khác liên quan đến hiệu quả và rủi ro của doanh nghiệp. Vì vậy khi phân tích cấu trúc nguồn vốn cần xem xét đến nhiều mặt và cả mục tiêu trong doanh nghiệp để có công tác đánh giá đầy đủ nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

1.4.2.2 Các chỉ tiêu phân tích cấu trúc nguồn vốn1.4.2.2.1. Phân tích tính tự chủ về tài chính 1.4.2.2.1. Phân tích tính tự chủ về tài chính

Khi phân tích tính tự chủ (khả năng tự tài trợ) về mặt tài chính của doanh nghiệp thì ta đi vào phân loại nguồn vốn thành nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Thông qua đó đi vào xác định các chỉ tiêu:

a. Tỷ suất tự tài trợ (hệ số tự tài trợ)

Tỷ suất tử tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu x 100%

Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu với tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì nguồn vốn chủ sở hữu những tỷ trọng bao nhiêu phần trăm.

Tỷ suất tử tài trợ thể hiện khả năng độc lập, tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất ngày càng cao chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có thể đảm bảo nhu cầu về vốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, rủi ro về mặt tài chính của doanh nghiệp giảm.

Tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp như: vốn vay có đủ không? ở mức độ nào? khả năng độc lập, tự chủ về tài chính đến đâu?

b. Tỷ suất nợ (hệ số nợ)

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa nợ phải trả với tổng số vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm. Hay nói cách khác tỷ suất nợ phản ánh trong một vòng vốn mà doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng được hình thành từ các khoản nợ.

Hệ số nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn và khả năng huy động, tiếp nhận các khoản nợ vay sẽ khó khăn hơn khi doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, rủi ro về tài chính của doanh nghiệp cao.

c. Tỷ suất Nợ phải trả trên Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất nợ phải trả trên

vốn chủ sở hữu =

Nguồn vốn chủ sở hữu

x 100% Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa nợ phải trả với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì nợ phải trả bằng bao nhiêu lần vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu càng cao càng thể hiện mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp càng nhiều. Chỉ tiêu này sẽ cùng với hai chỉ tiêu chí đánh giá rõ tính độc lập tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp.

Tỷ suất này thể hiện mức độ bảo đảm nợ bởi vốn chủ sở hữu, tỷ suất này càng cao thì tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại.

Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu:

Tỷ suất tự tài trợ + Tỷ suất nợ = 100%

Trong hai chỉ tiêu trên, nếu chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ càng cao thì nó thể hiện khả năng tự chủ của doanh nghiệp cao và ngược lại nếu chỉ tiêu tỷ suất nợ cao thì nó thể hiện tính tự chủ của doanh nghiệp thấp, sự phụ thuộc vào bên ngoài càng lớn. Tuy nhiên để có thể đánh giá, kết luận được trường hợp nào là tốt hay không tốt thì cần phải kết hợp xem xét điều kiện tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (có thuận lợi, có hiệu quả hay không).

1.4.2.2.2. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ

Trong công tác quản lý tài chính, mỗi nguồn vốn đều có liên quan đến thời hạn sử dụng vốn và chi phí sử dụng vốn. Do vậy sự ổn định nguồn tài trợ cần phải được quan tâm khi đánh giá cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp.

Để phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ thì cần phân loại nguồn vốn thành: Nguồn vốn thường xuyên (nguồn vốn dài hạn) và nguồn vốn tạm thời (nguồn vốn ngắn hạn).

a. Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên

Nguồn vốn thường xuyên (NVTX) là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh, có thời gian sử dụng vốn trên một năm. Nó bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ vay trung và dài hạn. Khoản nợ vay dài hạn đến hạn trả không được xem là nguồn vốn thường xuyên.

Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sỡ hữu + Nợ dài hạn

Tỷ suất nguồn vốn thường

xuyên =

Nguồn vốn thường xuyên

x 100% Tổng nguồn vốn

Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên càng lớn cho thấy sự ổn định tương đối trong một thời gian nhất định đối với nguồn vốn sử dụng và doanh nghiệp chưa chịu áp lực thanh toán trong ngắn hạn. Và ngược lại, khi tỉ suất này thấp thì nguồn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp phần lớn bằng nợ ngắn hạn, nên áp lực về thanh toán của doanh nghiệp là rất lớn.

b. Tỷ suất nguồn vốn tạm thời

Nguồn vốn tạm thời (NVTT) là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian ngắn, thường là trong một năm hoặc trong một chu kì sản xuất kinh doanh.

Nguồn vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn

Tỷ suất nguồn vốn tạm thời =

Nguồn vốn tạm thời

x 100% Tổng nguồn vốn

Ngược với tỷ suất nguồn vốn thường xuyên thì tỷ suất nguồn vốn tạm thời càng lớn thể hiện nguồn tài trợ của doanh nghiệp phần lớn là nợ ngắn hạn và áp lực về thanh toán các khoản nợ là rất cao.

c. Tỷ suất vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên

Tỷ suất vốn chủ sở hữu/

nguồn vốn tạm thời =

Nguồn vốn chủ sở hữu

x 100% Nguồn vốn thường xuyên

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu với nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh trong nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm.

Chỉ tiêu trên được sử dụng để đánh giá chi tiết hơn tính ổn định và tự chủ của nguồn tài trợ. Nếu chỉ tiêu trang càng lớn thì cho thấy tính ổn định và tự chủ của nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp càng cao, áp lực trong thanh toán ngắn hạn và dài hạn cũng như rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng thấp.

Để đánh giá chính xác hơn nữa tính ổn định về nguồn tài trợ của doanh nghiệp ta cần phải xem xét tỷ suất giữa nguồn vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên. Tỷ suất này càng cao thì việc chịu áp lực trong thanh toán kể cả những khoản nợ dài hạn càng thấp, chứng tỏ nguồn tài trợ của doanh nghiệp càng ổn định. Tuy nhiên điều này có thể ảnh hưởng không tích cực đến hiệu ứng đòn bẩy tài chính trong việc sử dụng nguồn vốn vay của doanh nghiệp.

1.4.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

Quá trình kinh doanh diễn ra thuận lợi hay không, có hiệu quả hay không được biểu hiện qua việc phân bổ và sử dụng vốn phải hợp lý, phân bố hợp lý sẽ dễ dàng cho việc sử dụng cũng như mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Vì vậy, cần thiết phải phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản để thấy được chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn ta sử dụng các chỉ tiêu sau: Tỷ số nợ so với tài sản Tỷ suất nợ so với tài sản = Nợ phải trả x 100% Tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Tỷ số này càng cao chứng tỏ mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn nghĩa là mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp và càng ít có cơ hội để tiếp cận các cơ hội đầu tư.

Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn sẽ cho nhà phân tích thấy được những nét đặc trưng trong chính sách huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như xác định tính hợp lý và an toàn trong việc huy động vốn của doanh nghiệp.

1.4.4. Phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp

1.4.4.1. Khái quát chung về cân bằng tài chính doanh nghiệp

Cân bằng tài chính là một nội dung trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp nhằm đảm bảo một sự cân đối giữa các yếu tố của nguồn tài trợ với các yếu tố của tài sản.

Cân bằng tài chính thể hiện ở 3 nội dung chính sau đây:

- Cân bằng giữa nguồn vốn thường xuyên với tài sản dài hạn: Đây là cân bằng dài hạn.

- Cân bằng giữa nguồn vốn tạm thời và tài sản ngắn hạn (không bao gồm tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn): Đây là cân bằng tài chính ngắn hạn, là cân bằng giữa nhu cầu tài trợ cho hoạt động kinh doanh và nguồn tài trợ tạm thời.

- Cân bằng giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng: Chênh lệch giữa hai yếu tố này thể hiện khoảng vốn bằng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn có được từ hoạt động kinh doanh hoặc các khoản này hình thành từ các khoản cho vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động ròng.

1.4.4.2. Phân tích cân bằng tài chính trong doanh nghiệp

Cân bằng tài chính là sự cân đối giữa tài sản với nguồn tài trợ. Nói cách khác, cân bằng tài chính được định nghĩa bởi sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn, bởi sự điều hoà giữa thời gian biến đổi tài sản thành tiền và nhịp độ hoàn trả các khoản nợ tới hạn.

1.4.4.2.1. Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ Tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch

giữa nguồn vốn thường xuyên và tài sản dài hạn. Nói cách khác vốn lưu động ròng là một phần nguồn vốn cố định dùng vào việc tài trợ cho tài sản ngắn hạn.

Vốn lưu động ròng có thể được xác định theo hai cách:

- Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên với giá trị tài sản dài hạn.

Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn thường xuyên - Tài sản dài hạn

- Vốn lưu động ròng còn được tính là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn

với nợ ngắn hạn (nguồn vốn tạm thời).

Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn - Nguồn vốn tạm thời

Chỉ tiêu trên cho ta biết nguồn gốc hình thành cũng như cách thức sử dụng của vốn lưu động ròng. Có nghĩa là nguồn vốn thường xuyên sau khi đã tài trợ đủ cho tài sản dài hạn thì phần dôi ra đó chính là vốn lưu động ròng. Cách tính này thể hiện phương thức tài trợ tài sản dài hạn và đồng thời phản ánh tác động của việc đầu tư lên cân bằng tài chính tổng thể.

Dựa vào hai công thức xác định VLĐ ròng trên, có các trường hợp cân bằng tài chính sau:

- Trường hợp 1: Vốn lưu động ròng > 0

Cho thấy sự dư thừa của nguồn vốn thường xuyên dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, cân bằng tài chính dài hạn đảm bảo và được đánh giá tốt (do toàn bộ tài sản dài hạn được tài trợ bởi nguồn vốn thường xuyên). Nhưng mức độ cân bằng tài chính dài hạn tốt hay xấu thì phụ thuộc vào nguồn vốn thường xuyên nhiều hay ít, hay nói cách khác là giá trị vốn lưu động ròng lớn hay nhỏ.

- Trường hợp 2: Vốn lưu động ròng = 0

Cho thấy tài sản ngắn hạn được tài trợ hoàn toàn bởi nguồn vốn tạm thời, và tài sản dài hạn được tài trợ hoàn toàn bởi nguồn vốn thường xuyên. cân bằng tài chính dài hạn được đảm bảo nhưng không phải là trạng thái cân bằng tốt nhất.

- Trường hợp 3: Vốn lưu động ròng < 0

Có sự thiếu hụt nguồn vốn thường xuyên, nguồn vốn thường xuyên không đáp ứng đủ tài sản dài hạn, do đó phải huy động một phần từ nguồn vốn tạm thời, cân bằng tài chính dài hạn rất khó khăn. Do sử dụng một phần nguồn vốn tạm thời để đầu tư cho tài sản dài hạn nên chịu áp lực về thanh toán cao.

Khi phân tích đánh giá cân bằng tài chính của doanh nghiệp thì cần phải nghiên cứu Trong một khoảng thời gian dài thì mới có thể đưa ra những dự đoán chính xác về cân bằng tài chính trong tương lai. Vì vậy, việc nghiên cứu vốn lưu động ròng tại nhiều kỳ khác nhau có thể giúp cho các nhà phân tích loại trừ được những sai lệch về số liệu. Khi phân tích vốn lưu động ròng qua nhiều kỳ thì xảy ra những trường hợp sau:

+ Nếu vốn lưu động ròng dương và tăng qua các năm: Doanh nghiệp đạt được trạng thái cân bằng tài chính ổn định, bền vững. Bởi vì không những tài sản dài hạn mà cả tài sản ngắn hạn cũng được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên. Điều đó có nghĩa là nguồn vốn thường xuyên được tăng qua các năm có thể là tăng do vốn chủ sở hữu hoặc cũng có thể là gia tăng nợ dài hạn. Gia tăng vốn chủ sở hữu thì sẽ tăng tính độc lập về mặt tài chính nhưng lại giảm đi hiệu ứng của đòn bẩy tài chính. Ngược lại, nếu gia tăng nợ dài hạn thì hiệu ứng đòn bẩy sẽ phát huy được tác dụng nhưng lại gia tăng rủi ro do sử dụng nợ.

Nguồn vốn thường xuyên đảm bảo phần lớn nhu cầu vốn, tạo ra sự ổn định cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giữ chữ tín trong các quan hệ thanh toán. Tuy nhiên trường hợp này có nhược điểm là ngoài việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp nếu phải huy động thêm nhiều nguồn vốn vay dài hạn thì chi phí sử dụng sẽ cao.

+ Nếu vốn lưu động ròng giảm và âm qua các năm: Cho thấy mức độ an toàn của doanh nghiệp giảm thì doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho tài sản dài hạn. Do đó doanh nghiệp phải chịu áp lực về thanh toán ngắn hạn và nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả thì sẽ không thanh toán được nợ ngắn hạn và có nguy cơ phá sản. Doanh nghiệp rơi vào trạng thái mất cân bằng tài chính.

Trường hợp này có ưu điểm là chi phí sử dụng tín dụng ngắn hạn thấp hơn so với việc sử dụng tín dụng dài hạn. Việc sử dụng tín dụng ngắn hạn có thể giúp cho doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc tổ chức nguồn vốn và được thực hiện dễ dàng hơn so với sử dụng tín dụng dài hạn. Tuy nhiên nếu sử dụng tín dụng ngắn hạn thì đòi hỏi doanh nghiệp phải trả nợ trong thời gian ngắn, nếu sử dụng nợ ngắn hạn để đảm bảo cho nhu cầu đầu tư dài hạn sẽ tạo thêm rủi ro cho doanh nghiệp, dễ làm cho doanh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH cấu TRÚC tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG – tư vẫn và THƯƠNG mại KHÁNH GIA NGUYỄN (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w