Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH cấu TRÚC tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG – tư vẫn và THƯƠNG mại KHÁNH GIA NGUYỄN (Trang 37 - 39)

* Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Xu hướng phát triển của nền kinh tế, ngành mà doanh nghiệp hoạt động có tác động lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nền kinh tế ở trạng thái ổn định với định hướng tích cực thúc đẩy nhanh các doanh nghiệp thực hiện chiến lược đầu tư mở rộng hoặc nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng cường năng lực hoạt động, mở rộng thị trường. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động các nguồn vốn thích hợp phục vụ cho quá trình hoạt động.

Ngoài ra còn có những ảnh hưởng của chính sách tài khóa, chính sách thuế và chi tiêu công, tỷ lệ tăng trưởng, lạm phát, lãi suất, chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp.

* Nhân tố bên trong doanh nghiệp

- Hình thức sở hữu của doanh nghiệp

Sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp như: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần,…sẽ có sự ràng buộc về pháp lý, tư cách pháp nhân và điều kiện hoạt động khác nhau. Do đó, điều kiện và khả năng tiếp các nguốn vốn tài trợ bên ngoài cũng khác nhau. Ví dụ, các công ty cổ phần, công ty niêm yết sẽ dễ dàng huy động nguồn vốn từ bên ngoài như thi trường chứng khoán, hoặc phát hành ổ phiếu, trái phiếu, gia tăng vốn góp của các cổ đông. Nhưng đối với những doanh nghiệp tư nhân thì việc gia tăng vốn chủ sở hữu rất khóa khăn, họ phải tự mình đi vay nợ bên ngoài để đầu tư.

Những doanh nghiệp có quy mô lớn là kết qủa của một quá trình phát triển lâu dài nên họ có một khả năng tài chính dồi dào. Những doanh nghiệp này có nhiều uy tín nên có khả năng huy động được nhiều nguồn vốn trên thị trường tài chính và có nhiều thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp khác trong việc vay nợ.

- Đặc điểm cấu trúc tài sản doanh nghiệp

Cơ cấu tài sản doanh nghiệp có hai bộ phận: TSNH và TSDH. Ảnh hưởng của cấu trúc tài sản đến tỷ suất nợ thể hiện chỗ: TSDH thường được dùng làm vật thế chấp khi đi vay nợ nằm đảm bảo độ an toàn cho các chủ nợ khi xả ra rủi ro. Vì vậy, các doanh nghiệp có tỷ trọng TSDH cao nên duy trì tỷ suất nợ thấp để giảm bớt rủi ro, đảm bảo tính ổn định của cấu trúc tài chính.

- Các nhân tố khác: Ngoài ra còn các nhân tố khác ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính như thuế thu nhập doanh nghiệp, điều kiện kinh doanh, quy mô kinh doanh, sự linh hoạt của hoạt động tài chính.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp chịu thuế thu nhập thì lãi vay trừ ra khỏi lợi nhuận khi tính thuế, do đó kích thích doanh nghiệp vay ngân hàng hơn. Khi thuế thu nhập doanh nghiệp tặng thì tỷ trọng vốn vay trên tổng nguồn vốn tăng, doanh nghiệp vay ngân hàng có lợi hơn.

Điều kiện kinh doanh thuận lợi giúp nâng cao hiệu ứng đòn bẩy tài chính doanh nghiệp tăng cường vay ngân hàng.

Quy mô kinh doanh phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp thì các tài sản phân bổ hợp lý hơn. Doanh nghiệp thường có tỷ trọng từng loại tài sản ước tính sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình để có kế hoặc phân bổ vốn cho từng loại tài sản. Khi quy mô kinh doanh được coi là đủ về số lượng và chất lượng thì sự phân bổ vốn cho từng loại tài sản sẽ đúng theo dự định, không gặp phải trường hợp đầu tư đủ ở tài sản này nhưng lại thiếu ở tài sản khác.

Sự linh hoạt của hoạt động tài chính: nếu thị trường tài chính quốc gia nơi doanh nghiệp hoạt động phát triển mạnh thì cấu trúc tài chính của doanh nghiệp để được thay đổi một cách phù hợp.

PHẦN II

THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH cấu TRÚC tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG – tư vẫn và THƯƠNG mại KHÁNH GIA NGUYỄN (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w