Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH cấu TRÚC tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG – tư vẫn và THƯƠNG mại KHÁNH GIA NGUYỄN (Trang 42)

2.1.6.1 Tổ chức bộ máy quản lý

Công ty CPXD TV & TM Khánh Gia Nguyễn đã xây dựng mô hình quản lý phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường chủ động trong hoạt động kinh doanh. Là một công ty vừa và nhỏ công ty đã xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho mình.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty

2.1.6.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Hình 2.2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

+ Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về tình hình hạch toán và tình hình tài chính của công ty. Và là người có nhiệm vụ tổ chức thực hiện bộ máy kế toán, kiểm soát hoạt động tài chính toàn bộ công ty, chỉ đạo và hướng dẫn các kế toán viên phải hoàn thành tốt các phân hành kế toán được giao.

+ Kế toán Tiền lương: Tính lương và trả lương theo Quy định của Công ty dựa trên Bảng chấm công, hợp đồng lao động.

+ Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình biến động Nhập-xuất của hàng hóa,kiểm kê và quản lý nguyên vật liệu trong kho.Thực hiện việc kiểm soát tình hình nhập khẩu

tồn hàng hóa trong kho đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng và giá trị hàng hóa trong kho.

+ Kế toán thanh toán: Quản lý các khoản thu, các khoản chi, kiểm soát hoạt động thu ngân và theo dõi quản lý quỷ tiền mặt

2.1.7 Đặc điểm tổ chức chế độ kế toán áp dụng tại công ty

 Chính sách, chế độ kế toán áp dụng tại công ty

- Kỳ kế toán:

Kỳ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp là kỳ kế toán năm. Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là mười hai tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và thông báo cho cơ quan Thuế biết.

Doanh nghiệp phải lập và nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan Nhà nước theo kỳ kế toán năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ

- Chế độ kế toán áp dụng: Thông tư số 200/2014/TT- BTC

- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật Kí Chung

- Công ty áp dụng phần mềm kế toán Fast Accounting trong việc xữ lý số

Hình 2.3: Sơ đồ hình thức sổ kế toán

 Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính

Công ty sử dụng hệ thống BCTC theo chế độ kế toán được ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính gồm:

+ Báo cáo tình hình tài chính (bảng cân đối kế toán): Mẫu số B 01 - DN

+ Báo cáo kết quả hoạt động (báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh): Mẫu số B 02-DN

+ Bản Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 09 - DN

+ Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B 03- DN

2.2. Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty Cổ phần Xây Dựng – Tư Vấn và Thương Mại Khánh Gia Nguyễn Thương Mại Khánh Gia Nguyễn

2.2.1. Phân tích cấu trúc tài sản của công ty Cổ Phần Xây Dựng – Tư Vấn Và Thương Mại Khánh Gia Nguyễn Thương Mại Khánh Gia Nguyễn

Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Tài sản luôn là một đầu vào quan trọng, tham gia vào trong mọi quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm, hàng hóa mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai. Quy

mô tài sản thể hiện khả năng, tiềm lực, quy mô của doanh nghiệp. Vì vậy phân tích khái quát biến động và cơ cấu của tài sản của công ty sẽ cho ta một cái nhìn tổng quát về thực trạng, tài chính cũng như biến động nguồn lực của công ty.

Từ Bảng cân đối kế toán (báo cáo tình hình tài chính) của công ty qua 3 năm 2015, 2016 và 2017 ta có thể lập được bảng phân tích sau:

Bảng 2.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty

ĐVT: đồng

Tài Sản

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền ( đồng ) Tỷ trọng (%) Số tiền ( đồng ) Tỷ trọng (%) Số tiền ( đồng ) Tỷ trọng (%) 1 2 3 4 5 6 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 17.142.008.167 88,69 35.542.815.291 66,82 37.739.419.092 92,28 I. Tiền 876.936.159 4,54 518.723.903 0,98 2.404.391.041 5,88

II.Các khoản đầu tư ngắn

hạn - - - -

III. Các khoản phải thu

ngắn hạn 2.588.540.201 13,39 2.575.319.482 4,84 3.387.792.977 8,28

IV. Hàng tồn kho 13.100.443.293 67,78 30.860.308.464 58,02 30.673.501.767 75,00

V. Tài sản ngắn hạn khác 576.088.514 2,98 1.588.463.442 2,99 1.273.733.307 3,11

B.TÀI SẢN DÀI HẠN 2.186.178.452 11,31 17.647.615.023 33,18 3.158.876.996 7,72

I.Các khoản phải thu dài

hạn - - 15.350.000.000 28,86 1.600.000.000 3,91

II.Tài sản cố định 1.892.391.200 9,79 2.194.877.220 4,13 1.534.427.417 3,75

IV.Các khoản đầu tư dài

hạn - - - -

V. Tài sản dài hạn khác 293.783.252 1,52 102.737.803 0,19 24.449.579 0,06

TỔNG CỘNG TÀI

SẢN 19.328.186.619 100 53.190.430.314 100 40.898.296.088 100

Từ bảng phân tích cơ cấu tài sản 2.1 giai đoạn 2015-2017 của công ty cho thấy toàn bộ tài sản của công ty chỉ sử dụng cho quá trình lưu chuyển vốn ở đơn vị, phần đầu tư ra bên ngoài là không có.

Quy mô tài sản tăng giảm liên tục qua các năm từ năm 2015 đến năm 2017, có xu hướng tăng mạnh từ năm 2015 đến năm 2016 và giảm trong năm 2017. Cụ thể giá trị tổng tài sản của công ty năm 2015 là 19.328.186.619 đồng, năm 2016 tăng mạnh lên đạt 53.190.430.314 đồng và cuối năm 2017 giá trị giảm xuống còn 40.898.296.088 đồng.Trong đó tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm trên 65% tổng tài sản và cùng tài sản dài hạn tăng giảm liên tục qua các năm. Cụ thể là:

Giá trị tài sản ngắn hạn trong năm 2015 là 17.142.008.167 đồng chiếm tỷ trọng 89,69% trong tổng tài sản, năm 2016 đạt 35.542.815.291 đồng, tỷ trọng 66,82% và tiếp tục tăng trong năm 2017 lên 37.739.419.092 đồng với tỷ trọng 92,28% trong tổng tài sản. Quy mô tài sản ngắn hạn tăng và chiếm tỷ trọng cao như vậy trong tổng tài sản ta có thể thấy trên bảng phân tích và biểu đồ chủ yếu là do khoản mục hàng tồn kho và tỷ trọng khoản phải thu ngắn hạn tăng lên bên cạnh đó tiền và tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng góp phần làm thay đổi giá trị tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản.

Cụ thể về tỷ trọng hàng tồn kho năm 2016 mặc dù giảm nhưng hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tài sản ngắn hạn và tổng tài sản với tỷ trọng qua các

năm 2015, 2016, 2017 lần lượt là 67,78%, 50,72%, 75% nguyên nhân là một công ty xây dựng nên nguyên vật liệu được mua về chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu xây dựng công trình nhưng công ty chuyên về nhiều lĩnh vực khác như thiết kế nội thất, sản xuất gia công khung nhà thép và inoc ngành xây dựng nên hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao như vậy là điều tất yếu. Tỷ trọng khoản phải thu ngắn hạn năm 2015 là 13,39%, năm 2016 giảm còn 4,48% và tăng trong năm 2017 với tỷ trọng 8,28% trong tổng tài sản, mặc dù giá trị của khoản phải thu ngắn hạn có tăng qua các năm nhưng tỷ trọng lại giảm bởi vì không nhanh bằng tốc độ tăng của tổng tài sản.

Về phần tài sản dài hạn của công ty thì có tăng trong năm 2016 và giảm vào năm 2017, cụ thể là trong giai đoạn 2015 giá trị tài sản dài hạn đạt 2.186.178.452 đồng chiếm 11,31%, năm 2016 giá trị tăng lên thành 17.647.615.023 đồng chiếm tỷ trọng 33,18%, năm 2017 giảm còn 3.158.876.996 đồng chiếm 7,72% trong tổng tài sản, từ bảng phân tích ta thấy sự ảnh hưởng lớn nhất trong đến cơ cấu tài sản dài hạn là tài sản cố định. TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng ổn định và tăng ở năm 2016 lý do là trong năm 2016 công ty nhận được nhiều công trình xây nhà ở, biệt thự nên phải đầu tư mua máy móc thiết bị. Bên cạnh đó việc phát sinh khoản phải thu dài hạn với tỷ trọng lớn trong năm 2016 thể hiện rõ khả năng quán lý nợ của công ty ở năm này không tốt và số vốn của công ty bị các tổ chức và cá nhân khác chiếm dụng. Để hoạt động có hiệu quả công ty cần quản lý tốt hơn nữa công tác thu hồi nợ.

Qua bảng phân tích và đồ thị trên chỉ cho ta thấy khái quát về tình hình phân bổ tài sản tại công ty chứ chưa thấy rõ được nhân tố nào có tác động đến sự thay đổi của cấu trúc tài sản. Do đó ta cần phân tích theo dạng so sánh để có bức tranh đầy đủ hơn về sự biến động của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đến cấu trúc tài sản. Dưới đây là bảng phân tích sự biến động của tài sản giai đoạn 2015-2017 của công ty.

Bảng 2.2: Bảng phân tích chi tiết biến động tài sản của công ty

ĐVT: đồng

Tài Sản

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Biến động năm 2016 sovới năm 2015 Biến động năm 2017 sovới năm 2016 Số tiền ( đồng ) Số tiền ( đồng ) Số tiền ( đồng ) Mức độ ( đồng ) Tốc độ(%) Mức độ ( đồng ) Tốc độ(%) 1 2 3 4 5 6 7 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 17.142.008.167 35.542.815.291 37.739.419.092 18.400.807.124 107,34 2.196.603.801 6,18 I. Tiền 876.936.159 518.723.903 2.404.391.041 (358.212.256) (40,85) 1.885.667.138 363,52

II.Các khoản đầu tư

ngắn hạn - - - -

III. Các khoản phải thu

ngắn hạn 2.588.540.201 2.575.319.482 3.387.792.977 (13.220.719) (0,51) 812.473.495 31,55

IV. Hàng tồn kho 13.100.443.293 30.860.308.464 30.660.674.767 17.759.865.171 135,57 (186.806.697) (0,61)

V. Tài sản ngắn hạn khác 576.088.514 1.588.463.442 1.273.733.307 1.012.374.928 175,73 (314.730.135) (19,81)

B.TÀI SẢN DÀI HẠN 2.186.178.452 17.647.615.023 3.158.876.996 15.461.436.571 707,24 (14.488.738.027) (82,10)

I.Các khoản phải thu dài

hạn - 15.350.000.000 1.600.000.000 - -

(13.750.000.00

0) (89,58)

II.Tài sản cố định 1.892.391.200 2.194.877.220 1,534,427.417 302.486.020 15,98 (660.449.803) (30,09)

IV.Các khoản đầu tư dài

hạn - - - -

V. Tài sản dài hạn khác 293.783.252 102.737.803 24.449.579 (191.045.449) (65,03) (78.288.224) (76,20)

TỔNG CỘNG TÀI

SẢN 19.328.186.619 53.190.430.314 40.898.296.088 33.862.243.695 175,20 (12.292.134.226) (23,11)

2.2.1.1. Biến động của TSNH trong tổng tài sản

Giai đoạn 2015-2017 tài sản ngắn hạn (TSNH) có sự biến động lớn và tăng qua các năm cụ thể năm 2016 so với 2015 tăng với mức độ tăng 18.400.807.124 đồng (tương ứng với tốc độ tăng 107,34%) sang năm 2017 tiếp tục tăng với mức độ là 2.196.603.801 đồng (tương ứng tốc độ tăng 6,18%). Nguyên nhân TSNH qua 3 năm tăng là do sự biến động của các khoản phải thu ngắn hạn,tiền và HTK, để nắm rõ ta đi phân tích biến động cụ thể của từng loại tài sản trong tài sản ngắn hạn sau:

a. Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền luôn biến động trong giai đoạn này. Năm 2016 tiền giảm so với năm 2015 số tiền là 358.212.256 đồng với tốc độ giảm 40,85%. Năm 2017 giá trị tiền tăng so với năm 2016 là 1.885.667.138 đồng tương ứng với tốc độ tăng 363,52%. Lý giải cho điều này như sau: Tiền là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị nên có tính thanh khoản rất cao, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu chi tiêu của đơn vị. Nếu dự trữ ít sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tức thời của công ty. Nếu tiền dự trữ không nhiều và có chiều hướng giảm qua các năm thì doanh nghiệp sẽ tránh tình trạng gây lãng phí vốn nhưng bên cạnh đó doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản phải trả. Để đánh giá mức dự trữ tiền của công ty vào năm 2017 như vậy có phù hợp hay không cần phải tiến hành phân tích các hệ số khả năng thanh toán của công ty trong 2 năm 2016, 2017.

Bảng 2.3: Bảng phân tích khả năng thanh toán của công ty

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Biến động năm 2016/2017Mức độ

(đồng) Tốc độ(%) 1. Tổng TS 53.190.430.314 40.898.296.088 (12.292.134.226) (23,11) 2. Tổng NPTrả 2.575.319.482 3.387.792.977 812.473.495 31,55 3. TSNH 35.542.815.291 37.739.419.092 2.196.603.801 6,18 4. TSNH - HTK 4.682.506.827 7.065.917.325 2.383.410.498 50,90 5. Tiền và các khoản

tương đương tiền 518.723.903 2.404.391.041 1.885.667.138 363,52

6. Nợ ngắn hạn 43.986.416.835 32.384.698.982 (11.601.717.853) (26,38)

7. Khả năng thanh toán

hiện hành (7) = (3) / (6) 0,808 1,165 0,357 44,22

8. Khả năng thanh toán

nhanh (8) = (4) / (6) 0,106 0,218 0,112 104.96

9. Khả năng thanh toán

tức thời (9) = (5) / (6) 0,012 0,074 0,062 516,67

Từ bảng 2.3 ta thấy rằng hệ số thanh toán tức thời của công ty ở năm 2016 là 0,012 và năm 2017 là 0,074 đều nhỏ hơn 0,5 chứng tỏ rằng công ty không có khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ đến hạn. Hệ số thanh toán hiện hành năm 2016 là 0,808 nhỏ hơn 1 và năm 2017 là 1,165 lớn hơn 1 nhìn chung thì khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty ngày càng được đảm bảo hơn. Hệ số thanh toán nhanh cũng nhỏ hơn 0,5, năm 2016 là 0,106 năm 2017 là 0,218 công ty đang gặp khó khăn về cả khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Từ đây ta tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty để hiểu rõ hơn:

* Xác định nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán hiện hành

- Ảnh hưởng của nhân tố TSNH:

37.739.419.092 - 35.542.815.291 = + 0,0499 43.986.416.835 43.986.416.835 - Ảnh hưởng của nợ ngắn hạn: 37.739.419.092 - 37.739.419.092 = + 0,3073 32.384.698.982 43.986.416.835 - Tổng hợp hai nhân tố: (+ 0,0499) + (+ 0,3073) = + 0.3572

Ta thấy rằng tài sản lưu động của công ty tăng và nợ ngắn hạn của công ty giảm từ năm 2016 đến năm 2017 nhưng tốc độ tăng của tài sản lưu động nhanh hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn vì vậy hệ số thanh toán hiện hành của công ty đã tăng từ 0,808 lên 1,165 cụ thể là khả năng thanh toán hiện hành của công ty tăng 0,3073.

* Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh

- Ảnh hưởng của nhân tố tiền và các khoản đầu tư tài chính:

2.404.391.041

- 518.723.903 = + 0,0428

43.986.416.835 43.986.416.835

- Ảnh hưởng của nhân tố nhân tố nợ ngắn hạn:

2.404.391.041 - 2.404.391.041 = + 0,0196

32.384.698.982 43.986.416.835

Ta thấy qua hai năm thì khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng cụ thể là tăng 0,0624 nguyên nhân là do quy mô tiền của công ty có tăng trong năm 2017 tuy nhiên hệ số khă năng thanh toán nhanh vẫn bé hơn 0,5 chứng tỏ rằng việc sử dụng tiền của công ty chưa tốt dẫn đến khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn.

* Nhận xét:

Qua các hệ số trên cho thấy tình hình thanh toán của công ty chưa ổn định, hệ số thanh toán tức thời, hệ số thanh toán nhanh còn thấp nguyên nhân do tiền mặt tại quỹ vẫn còn thấp, điều này xuất phát từ chính sách sử dụng tiền mặt tại quỹ của công ty. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty tăng và ở năm 2017, vì vậy để tránh lãng phí vốn, công ty phải đẩy mạnh hơn nữa việc thu hồi nợ để hạn chế chiếm dụng vốn.

b. Các khoản phải thu ngắn hạn

Bên cạnh đó cũng là sự giảm nhẹ trong năm 2016 và tăng lên của các khoản phải thu ngắn hạn trong tổng tài sản trong năm 2017, cụ thể năm 2016 so với 2015 khoản phải thu ngắn hạn giảm nhẹ 13.220.719 đồng (tốc độ giảm 0,51%) và sang năm 2017 so với 2016 thì mức độ tăng 812.473.495 đồng (tốc độ tăng 31,55%). Giải thích cho những nhận định trên, ta đi vào phân tích cụ thể sự biến động của từng chỉ tiêu trong TSNH.

Bảng 2.4: Bảng cơ cấu phải thu ngắn hạn của công ty

ĐVT: đồng

Tài Sản

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Biến động của năm 2016 so với năm 2015

Biến động của năm 2017 so với năm 2016 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Mức độ Tốc độ(%) Mức độ Tốc độ (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 2.588.540.201 100 2.575.319.482 100 3.387.792.977 100 (13.220.719) (0,51) 812.473.495 31,55 1. Phải thu khách hàng 99.006.500 3,83 164.455.000 6,38 1.714.693.260 50,61 65.448.500 66,11 1.550.238.260 942,65 2. Trả trước cho người

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH cấu TRÚC tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG – tư vẫn và THƯƠNG mại KHÁNH GIA NGUYỄN (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w