Phân tích cân bằng tài chính của công ty giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH cấu TRÚC tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG – tư vẫn và THƯƠNG mại KHÁNH GIA NGUYỄN (Trang 69 - 75)

2.2.3.1 Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn

Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phân tích trong CBTC dài hạn

ĐVT: đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017

Biến động năm 2016 so với năm 2015

Biến động năm 2017so vơi năm 2016 Mức độ (trđ) Tốc độ (%) Mức độ (trđ) Tốc độ (%) 1 2 3 4 5 6 7 1.Tài sản dài hạn 2.186.178.452 17.647.615.023 3.158.876.996 15.461.436.571 707,24 (14.488.738.027) (82,10) 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.980.030.943 8.974.413.479 8.501.941.430 6.994.382.536 353,25 (472.472.049) (5,26)

3. Nguồn vốn thường xuyên 2.378.830.943 9.204.013.479 8.501.941.430 6.825.182.536 286,91 (702.072.049) (7,63)

4. Vốn lưu động ròng 192.652.491 (8.443.601.544) 5.343.064.434

5. Hệ số giữa NVTX và TSDH(lần) 1,09 0,52 2,69 (0,57) (52,29) 2,17 417,31

6. Hệ số tự tài trợ tài sản dài

hạn(lần) 0,91 0,51 2,69 (0,4) (43,96) 2,18 427,45

7. Tốc độ tăng NVTX(%) 386,91 92,37

8. Tốc độ tăng VCSH(%) 453,25 94,74

9. Tốc độ tăng TSDH(%) 807,24 17,90

Qua bảng 2.9, ta thấy VLĐR từ giá trị là 192.652.491 đồng vào năm 2015 sau đó giảm xuống giá trị âm là 8.443.601.544 đồng vào năm 2016 và tăng trở lại vào năm 2017 với giá trị là 5.343.064.434 đồng. Xét về giai đoạn 2015-2017 cho thấy công ty chưa đạt CBTC dài hạn điều này cho thấy nguồn vốn thường xuyên ở công ty không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn mà công ty phải bù đắp sự thiếu hụt này từ khoản nợ.

Vốn lưu động ròng của công ty có giá trị âm trong năm 2016 vì tốc độ tăng lên của NVTX không bằng tốc độ tăng của TSDH cụ thể là năm 2016 tốc độ tăng của TSDH là 707,24% trong khi đó tốc độ tăng của NVTX 2016 là 286,91%, nhưng nhìn vào xu hướng tăng lên của VLĐR qua năm 2017, ta thấy VLĐR đã đạt 5.343.064.434 đồng cho thấy sự cải thiện về tài chính của công ty. Điều này có được là do NVTX tăng lên rõ rệt và TSDH có xu hướng giảm xuống mạnh, NVTX từ mức không đủ tài trợ cho TSDH (vào năm 2016), và phải dùng thêm từ NVTT thì đến thời điểm này (năm 2017) tỷ suất NVTX/TSDH đã tăng lên đến 2,69 lần tương đương với tốc độ tăng là 417,31% cho thấy toàn bộ TSDH của doanh nghiệp được tài trợ hoàn toàn từ NVTX và còn dư ra để tài trợ thêm cho TSNH. Như vậy NVTX có sự biến động trong cả 3 năm như trên dẫn đến cân bằng tài chính dài hạn trong trường hợp này là kém an toàn.

Nhìn chung qua 3 năm các chỉ số đánh giá mức độ CBTC dài hạn có chuyển biến tích cực trong năm 2017, công ty đã có bước ngoặt vực dậy, cân đối nguồn tài chính của mình sau những rủi ro, áp lực nợ lớn từ năm 2016. Cấu trúc vốn đang chuyển biến theo chiều hướng tích cực, NVTX từ mức thiếu thì nay đã đảm bảo đủ tài trợ cho TSDH và còn dư ra trong năm 2017 làm cho công ty chủ động hơn trong việc đầu tư TSDH, công ty cần phải xem xét sử dụng phần dư ra này một cách hiệu quả nhất. Vượt qua những khó khăn ở năm 2016 công ty đã đạt được CBTC trong dài hạn trong năm 2017 với toàn bộ TSDH được tài trợ bởi vốn chủ, trong thời gian tới công ty nên gia tăng vốn chủ để nâng cao tính tự chủ tài chính và tính ổn định trong tài trợ TSDH.

2.2.3.2. Nhu cầu vốn lưu động ròng, ngân quỹ ròng và phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn

Bảng 2.10: Chỉ tiêu phân tích nhu cầu vốn lưu động ròng và CBTC ngắn hạn

ĐVT: đồng

Chỉ Tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Biến động năm 2016 so với năm 2015 Biến động năm 2017 so vơi năm 2016 Mức độ (trđ) Tốc độ (%) Mức độ (trđ) Tốc độ (%) 1 2 3 4 5 6 7 1. Hàng tồn kho 13.100.443.293 30.860.308.464 30.673.501.767 17.759.865.171 135,57 (186.806.697) (0,61)

2. Các khoản phải thu

ngắn hạn 2.588.540.201 2.575.319.482 3.387.792.977 (13.220.719) (0,51) 812.473.495 31,55 3.. Nguồn vốn tạm thời 16.949.355.676 43.986.416.835 32.384.698.982 27.037.061.159 159,52 (11.601.717.853) (26,38) 4. Tài sản ngắn hạn 17.142.008.167 35.542.815.291 37.739.419.092 18.400.807.124 107,34 2.196.603.801 6,18 6. Các khoản phải trả ngắn hạn (không kể nợ vay) 15.621.185.472 42.275.397.660 32.384.698.982 26.654.212.188 170,63 (9.890.698.678) (23,40)

7. Nhu cầu vốn lưu

động ròng 67.798.022 (8.839.769.714) 1.676.595.762

Phân tích nhu cầu vốn lưu động vì thể hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ như thế nào. Điều này được thể hiện qua các nhân tố hàng tồn kho, nợ phải thu, nợ phải trả. Các nhân tố này biến động cũng làm cho nhu cầu vốn lưu động ròng thay đổi.

Từ bảng 2.10 nhu cầu VLĐ ròng qua ba năm 2015, 2016 và 2017 có sự thay đổi, trong năm 2015 nhu cầu VLĐ ròng là 67.798.022 đồng, năm 2016 là (8.839.769.714) đồng và năm 2017 là 81.676.595.762 đồng. Đây cũng chính là kết quả của sự tác động giữa các yếu tố hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn và nợ ngắn hạn (không kể nợ vay).

Như ta thấy trong năm 2016 nhu cầu VLĐ âm nguyên nhân là HTK chiếm tỷ trọng khá lớn và tăng mạnh qua các năm dẫn đến tình trạng vốn bị ứ đọng, nợ phải thu của công ty cũng tăng mạnh, nhưng vẫn không tăng bằng tốc độ tăng của các khoản nợ phải trả ngắn hạn của công ty điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Bảng 2.11: Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 1. Giá vốn hàng bán Đồng 27,546,765,159 18,971,148,168 2. Số dư bình quân HTK Đồng 21,980,375,879 30,811,905,116 3. Số vòng quay HTK((1)/(2)) Vòng 1.65 0.61 4. Số ngày một vòng quay HTK(360/(3)) Ngày 248 585 ĐVT: đồng

(Tính từ BCTC-Công ty Khánh Gia Nguyễn)

Số vòng quay hàng tồn kho của Công ty giảm liên tục qua năm 2016, năm 2017 chứng tỏ hiệu suất sử dụng hàng tồn kho là không tốt. Năm 2016 vòng quay hàng tồn kho của Công ty là 1.65 vòng nhưng sang năm 2017 giảm xuống còn 0.61 vòng. Giá vốn hàng bán giảm qua các năm, tuy nhiên HTK bình quân tăng và tăng với tốc độ nhanh qua các năm làm cho số vòng quay HTK giảm. Nguyên nhân của tình trạng này là do năm 2016 Công ty nhận được các hợp đồng có giá trị lớn, thời gian thi công dài

nên đến cuối kỳ giá trị phần khối lượng dang dở chưa nghiệm thu bàn giao lớn, do vậy chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong tổng vốn lưu động là lớn.

VLĐR âm trong năm 2016 chứng tỏ công ty đã sử dụng nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho TSDH. Như ta biết nợ ngắn hạn có thời gian thanh toán dưới một năm, trong khi đó TSDH có thời gian thu hồi lâu dài. Do đó việc dùng nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho TSDH dẫn đến việc mất khả năng thanh toán khi nợ đến hạn.

Sang năm 2017 nhu cầu VLĐ tăng lên đạt giá trị dương và lớn hơn rất nhiều so với nhu cầu VLĐR năm 2016 bởi vì sự thiếu hụt đã được bù đắp bởi nguồn vốn dài hạn chính vì thế đã làm cho nhu cầu VLĐ của công ty tăng lên trong năm 2017 và việc tăng của nhu cầu VLĐR trong năm này cho thấy công ty càng mở rộng kinh doanh thì nhu cầu tài trợ cho ngắn hạn càng nhiều. Điều này là dấu hiệu tốt cho thấy công ty vẫn có thể đạt CBTC trong ngắn hạn.

Đồng thời, để có được đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính trong ngắn hạn ta cần phải phân tích trạng thái CBTC qua mối quan hệ giữa VLĐ ròng với nhu cầu VLĐ ròng, đó là ngân quỹ ròng. Ta có bảng phân tích mối quan hệ giữa ngân quỹ ròng và CBTC sau:

Bảng 2.12: Phân tích mối quan hệ giữa ngân quỹ ròng và CBTC

ĐVT: đồng

Chỉ Tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 2 3

1. Nhu cầu vốn lưu động

ròng 67.798.022 (8.839.769.714) 1.676.595.762

2. Vốn Lưu động ròng 192.652.491 (8.443.601.544) 5.343.064.434

3. Ngân quỹ ròng 124.854.469 396.168.170 3.666.468.672

(Nguồn: BCTC-Công ty Khánh Gia Nguyễn)

Ngân quỹ ròng (NQR) qua 3 năm luôn là số dương, chứng tỏ VLĐ ròng luôn đủ để tài trợ cho nhu cầu VLĐ ròng vì thế công ty không cần sử dụng tới các khoản nợ dài hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động. Xét ở cả 3 năm thì công ty luôn dùng nợ ngắn hạn và VCSH để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ròng, điều nay chứng tỏ tình hình tài chính của công ty đạt CBTC trong ngắn hạn.

Qua bảng 2.12 cho biết năm 2015 ngân quỹ ròng của công ty là 124.854.469 đồng vì nhu cầu VLĐ ròng 67.798.022 đồng trong khi đó VLĐ ròng là 192.652.491 đồng.

Năm 2016 ngân quỹ ròng của công ty là 396.168.170 đồng, VLĐ ròng và nhu cầu VLĐ ròng ở trong năm này đều đạt số âm nhưng VLĐ ròng vẫn ở trên mức so với nhu cầu VLĐ ròng. Nhưng vào cuối năm 2017 NQR tăng rất mạnh đạt 3.666.468.672 đồng cụ thể là VLĐ ròng 5.343.064.434 đồng và nhu cầu VLĐ ròng là 1.676.595.762 đồng. Trong năm có sự tăng lên của vốn chủ và từ khoản dư tài trợ cho TSDH công ty đã dùng tài trợ cho TSNN. Như vậy có thể nói công ty đã đạt CBTC trong ngắn hạn.

Qua phân tích CBTC của công ty ta thấy công ty đạt được CBTC trong ngắn hạn còn trong CBTC dài hạn không an toàn nhưng vẫn có chuyển biến tích cực. NQR có xu hướng tăng trong cả ba năm và nên duy trì đồng thời với nhiệm vụ công ty không nên để tình trạng NQR giảm vì nếu công ty để cho chỉ tiêu NQR giảm thì đến một lúc nào đó có thể nhận giá trị âm và mất CBTC dẫn đến mất khả năng thanh toán. Đặt ra cho nhà quản lý công ty cần đưa ra duy trì CBTC trong ngắn hạn, và tăng thêm vốn chủ để đạt CBTC trong dài hạn.

PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG-TƯ VẤN VÀ THƯƠNG MẠI

KHÁNH GIA NGUYỄN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH cấu TRÚC tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG – tư vẫn và THƯƠNG mại KHÁNH GIA NGUYỄN (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w