Biến động của TSNH trong tổng tài sản

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH cấu TRÚC tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG – tư vẫn và THƯƠNG mại KHÁNH GIA NGUYỄN (Trang 50 - 56)

Giai đoạn 2015-2017 tài sản ngắn hạn (TSNH) có sự biến động lớn và tăng qua các năm cụ thể năm 2016 so với 2015 tăng với mức độ tăng 18.400.807.124 đồng (tương ứng với tốc độ tăng 107,34%) sang năm 2017 tiếp tục tăng với mức độ là 2.196.603.801 đồng (tương ứng tốc độ tăng 6,18%). Nguyên nhân TSNH qua 3 năm tăng là do sự biến động của các khoản phải thu ngắn hạn,tiền và HTK, để nắm rõ ta đi phân tích biến động cụ thể của từng loại tài sản trong tài sản ngắn hạn sau:

a. Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền luôn biến động trong giai đoạn này. Năm 2016 tiền giảm so với năm 2015 số tiền là 358.212.256 đồng với tốc độ giảm 40,85%. Năm 2017 giá trị tiền tăng so với năm 2016 là 1.885.667.138 đồng tương ứng với tốc độ tăng 363,52%. Lý giải cho điều này như sau: Tiền là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị nên có tính thanh khoản rất cao, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu chi tiêu của đơn vị. Nếu dự trữ ít sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tức thời của công ty. Nếu tiền dự trữ không nhiều và có chiều hướng giảm qua các năm thì doanh nghiệp sẽ tránh tình trạng gây lãng phí vốn nhưng bên cạnh đó doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản phải trả. Để đánh giá mức dự trữ tiền của công ty vào năm 2017 như vậy có phù hợp hay không cần phải tiến hành phân tích các hệ số khả năng thanh toán của công ty trong 2 năm 2016, 2017.

Bảng 2.3: Bảng phân tích khả năng thanh toán của công ty

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Biến động năm 2016/2017Mức độ

(đồng) Tốc độ(%) 1. Tổng TS 53.190.430.314 40.898.296.088 (12.292.134.226) (23,11) 2. Tổng NPTrả 2.575.319.482 3.387.792.977 812.473.495 31,55 3. TSNH 35.542.815.291 37.739.419.092 2.196.603.801 6,18 4. TSNH - HTK 4.682.506.827 7.065.917.325 2.383.410.498 50,90 5. Tiền và các khoản

tương đương tiền 518.723.903 2.404.391.041 1.885.667.138 363,52

6. Nợ ngắn hạn 43.986.416.835 32.384.698.982 (11.601.717.853) (26,38)

7. Khả năng thanh toán

hiện hành (7) = (3) / (6) 0,808 1,165 0,357 44,22

8. Khả năng thanh toán

nhanh (8) = (4) / (6) 0,106 0,218 0,112 104.96

9. Khả năng thanh toán

tức thời (9) = (5) / (6) 0,012 0,074 0,062 516,67

Từ bảng 2.3 ta thấy rằng hệ số thanh toán tức thời của công ty ở năm 2016 là 0,012 và năm 2017 là 0,074 đều nhỏ hơn 0,5 chứng tỏ rằng công ty không có khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ đến hạn. Hệ số thanh toán hiện hành năm 2016 là 0,808 nhỏ hơn 1 và năm 2017 là 1,165 lớn hơn 1 nhìn chung thì khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty ngày càng được đảm bảo hơn. Hệ số thanh toán nhanh cũng nhỏ hơn 0,5, năm 2016 là 0,106 năm 2017 là 0,218 công ty đang gặp khó khăn về cả khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Từ đây ta tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty để hiểu rõ hơn:

* Xác định nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán hiện hành

- Ảnh hưởng của nhân tố TSNH:

37.739.419.092 - 35.542.815.291 = + 0,0499 43.986.416.835 43.986.416.835 - Ảnh hưởng của nợ ngắn hạn: 37.739.419.092 - 37.739.419.092 = + 0,3073 32.384.698.982 43.986.416.835 - Tổng hợp hai nhân tố: (+ 0,0499) + (+ 0,3073) = + 0.3572

Ta thấy rằng tài sản lưu động của công ty tăng và nợ ngắn hạn của công ty giảm từ năm 2016 đến năm 2017 nhưng tốc độ tăng của tài sản lưu động nhanh hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn vì vậy hệ số thanh toán hiện hành của công ty đã tăng từ 0,808 lên 1,165 cụ thể là khả năng thanh toán hiện hành của công ty tăng 0,3073.

* Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh

- Ảnh hưởng của nhân tố tiền và các khoản đầu tư tài chính:

2.404.391.041

- 518.723.903 = + 0,0428

43.986.416.835 43.986.416.835

- Ảnh hưởng của nhân tố nhân tố nợ ngắn hạn:

2.404.391.041 - 2.404.391.041 = + 0,0196

32.384.698.982 43.986.416.835

Ta thấy qua hai năm thì khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng cụ thể là tăng 0,0624 nguyên nhân là do quy mô tiền của công ty có tăng trong năm 2017 tuy nhiên hệ số khă năng thanh toán nhanh vẫn bé hơn 0,5 chứng tỏ rằng việc sử dụng tiền của công ty chưa tốt dẫn đến khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn.

* Nhận xét:

Qua các hệ số trên cho thấy tình hình thanh toán của công ty chưa ổn định, hệ số thanh toán tức thời, hệ số thanh toán nhanh còn thấp nguyên nhân do tiền mặt tại quỹ vẫn còn thấp, điều này xuất phát từ chính sách sử dụng tiền mặt tại quỹ của công ty. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty tăng và ở năm 2017, vì vậy để tránh lãng phí vốn, công ty phải đẩy mạnh hơn nữa việc thu hồi nợ để hạn chế chiếm dụng vốn.

b. Các khoản phải thu ngắn hạn

Bên cạnh đó cũng là sự giảm nhẹ trong năm 2016 và tăng lên của các khoản phải thu ngắn hạn trong tổng tài sản trong năm 2017, cụ thể năm 2016 so với 2015 khoản phải thu ngắn hạn giảm nhẹ 13.220.719 đồng (tốc độ giảm 0,51%) và sang năm 2017 so với 2016 thì mức độ tăng 812.473.495 đồng (tốc độ tăng 31,55%). Giải thích cho những nhận định trên, ta đi vào phân tích cụ thể sự biến động của từng chỉ tiêu trong TSNH.

Bảng 2.4: Bảng cơ cấu phải thu ngắn hạn của công ty

ĐVT: đồng

Tài Sản

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Biến động của năm 2016 so với năm 2015

Biến động của năm 2017 so với năm 2016 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Mức độ Tốc độ(%) Mức độ Tốc độ (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 2.588.540.201 100 2.575.319.482 100 3.387.792.977 100 (13.220.719) (0,51) 812.473.495 31,55 1. Phải thu khách hàng 99.006.500 3,83 164.455.000 6,38 1.714.693.260 50,61 65.448.500 66,11 1.550.238.260 942,65 2. Trả trước cho người bán 2.376.038.875 91,79 2.319.491.318 90,07 1.671.099.717 49,33 (56.547.557) (2,38) (648.391.601) (27,95) 5. Các khoản phải thu khác 113.494.826 4,38 91.373.164 3,55 2.000.000 0,06 (22.121.662) (19,49) (89.373.164) (97,81)

Năm 2016 khoản phải thu giảm nhẹ hơn so với năm 2015. Trong đó phải thu khách hàng có xu hướng tăng 65.448.500 đồng với mức độ tương ứng tốc độ tăng là 66,11% trên giá trị các khoản phải thu; các khoản phải thu khác lại có xu hướng giảm với mức độ là 22.121.662 đồng (tương ứng với tốc độ giảm 19,49%) nên sự biến động của các khoản phải thu chủ yếu là do các khoản phải thu khách hàng. Bên cạnh đó, khoản trả trước cho người bán 2016 so với 2015 chỉ giảm nhẹ với mức độ 56.547.557 đồng (tốc độ 2,38%) nên cũng chỉ ảnh hưởng nhỏ trong sự biến động của khoản phải thu. Vậy nên sự biến động của các khoản phải thu chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng.

Sang năm 2017, khoản phải thu tăng và tăng với tốc độ tăng mạnh. Trong đó Khoản phải thu khách hàng tăng lên với mức độ tăng là 1.550.238.260 đồng (tốc độ tăng 942,65%) và có ảnh hưởng rất cao đối với khoản phải thu, khoản phải thu của khách hàng chiếm từ 10% trở lên trên tổng phải thu khách hàng bao gồm công ty TNHH Bảo Nam Lam, công ty TNHH MTV TM và DV Ha Ka Bui, công ty TNHH Phan Xi Pang (Thuyết minh BCTC năm 2017- Công ty Khánh Gia Nguyễn). Khoản phải thu khác và trả trước cho người bán 2017/2016 cũng giảm mạnh nhưng không bằng tốc dộ tăng của khoản phải thu khách hàng.

Qua phân tích trên ta thấy rằng sự biến động của khoản phải thu ngắn hạn của công ty chủ yếu là do sự biến động của khoản phải thu khách hàng, điều này chứng tỏ rằng trong ba năm qua công ty Khánh Gia Nguyễn đã thực hiện nới lỏng chính sách tín dụng và cho khách hàng dẫn đến nợ nhiều làm cho khoản phải thu khách hàng tăng lên, vậy nên công ty cần tiến hành thu hồi các khoản phải thu khách hàng và thúc đẩy tỷ trọng các khoản phải thu khác. Bên cạnh đó công ty thực hiện xoá hoàn toàn nợ phải thu khó đòi. Có được những điều trên là do rút kinh nghiệm từ những năm trước; kiểm soát chặt chẽ hơn khi thực hiện những hợp đồng bán chịu và duy trì tốt mối quan hệ làm ăn với khách hàng truyền thống uy tín, trả nợ đúng hạn.

c. Biến động hàng tồn kho

Qua bảng 2.1 và bảng 2.2 ta thấy HTK có tỷ trọng lớn và sự biến động lớn góp phần làm thay đổi tài sản ngắn hạn của công ty, đặc biệt trong năm 2016, cụ thể là 2016 so với 2015 HTK tăng 17.759.865.171 đồng (tương ứng với tốc độ tăng 135,57%) sang năm 2017 thì tỷ trọng HTK giảm nhẹ so với năm 2016 là 186.806.697 đồng (tương

ứng với tốc độ giảm là 0,61%). Để thấy rõ hơn sự biến động của HTK ta đi phân tích các chỉ tiêu của hàng tồng kho ở bảng sau:

Bảng 2.5: Phân tích sự biến động chi tiết của hàng tồn kho

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Nguyên vật liệu tồn kho 0 0 0 0 5.302.664.46 6 17,29 2. Chi phí SXKD dở dang 13.100.443.29 3 100 30.048.244.918 97,37 25.358.010.3 01 82,71 3. Công cụ, dụng cụ tồn kho 0 0 0 0 0 0 4. Thành phẩm tồn kho 0 0 0 0 0 0 5. Hàng hóa tồn kho 0 0 812.063.546 2,63 0 0 6. Hàng tồn kho 13.100.443.29 3 100 30.860.308.464 100 30.660.674.7 67 100

(Nguồn: BCTC- Công ty Khánh Gia Nguyễn)

Từ bảng phân tích chi tiết sự biến động của HTK ta thấy rằng trong giai đoạn 2015-2017 thì HTK của công ty chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ chi phí SXKD dở dang đặc biệt trong năm 2015 toàn bộ giá trị HTK là chi phí SXKD dở dang. Sở dĩ tỷ trọng chi phí SXKD dở dang ở mức cao là vì doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, một công trình có thể sẽ được thực hiện và hoàn thành trong một thời gian dài. Thông thường đối với các công trình lớn có thời hạn hoàn thành trên một năm nên cuối kỳ khối lượng sản phẩm chưa hoàn thành là tất yếu. Vì vậy khoản mục này tồn tại và chiếm tỷ trọng lớn trong HTK là không tránh khỏi. Công ty Khánh Gia Nguyễn đặc thù ngành là xây dựng nên việc nguyên vật liệu chỉ mua để phục vụ đủ cho công trình, nên việc còn thừa nguyên vật liệu vào cuối năm là rất phổ biến. Trong năm 2015 năm 2016 gía trị nguyên vật liệu tồn kho tại các thời điểm cuối kỳ bằng 0, nghĩa là công ty đã dự toán mua nguyên vật liệu bao nhiêu thì đã sử dụng hết bấy nhiêu. Điều này cho

thấy công tác mua và dự trữ nguyên vật liệu phục vụ thi công công trình của công ty được lên kế hoạch và thực hiện rất tốt dù trong điều kiện khối lượng thi công lớn và công trình nằm rải rác nhiều nơi. Đến năm 2017 Nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ trọng 17,29% vì trong năm nay công ty ký kết được nhiều dự án xây lắp hơn nữa giá cả nguyên vật liệu trong năm này có sự biến động nên công ty đã dự trữ một lượng nguyên vật liệu cho kỳ sau.

Bên cạnh đó năm 2016 khoản mục hàng hóa tồn kho chiếm 2,63% trong HTK góp phần làm cho HTK tăng lên trong năm 2016.

Nhìn chung trong năm 2015 đến năm 2017 công ty đã có kế hoạch dự trữ HTK thích hợp, nhưng cơ cấu HTK trong tổng tài sản lớn vì vậy công ty không nên chủ quan để tránh tình trạng ứ đọng vốn trong HTK, công ty cần nghiên cứu mức dự dữ hợp lý về lượng tồn nguyên vật liệu, vừa đảm bảo nguyên vật liệu sản xuất ra liên tục vừa sử dụng đúng số vốn cần thiết cho chi phí nguyên vật liệu đầu vào tránh mua quá nhiều tồn đọng vốn không cần thiết làm tăng chi phí sử dụng vốn.

d. Biến động của tài sản ngắn hạn khác

Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn khác trong tài sản ngắn hạn và tổng tài sản chiếm tỷ trọng khá thấp nhưng từ bảng 2.2 ta thấy khoản tài sản ngắn hạn biến động khá mạnh trong năm 2016 cụ thể là trong năm này tăng so với năm 2015 mức độ 1.012.374.928 đồng tương đương với tốc độ tăng 175,73% còn năm 2017, giá trị của tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm so với năm 2016 với mức độ giảm là 314.730.135 đồng tương đương với tỷ lệ giảm là 19,81%. Nguyên nhân là trong ba năm qua chi phí trả trước ngắn hạn, Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, Thuế và các khoản phải nộp nhà nước đều tăng lên ảnh hưởng chung đến sự biến động của tài sản ngắn hạn khác.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH cấu TRÚC tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG – tư vẫn và THƯƠNG mại KHÁNH GIA NGUYỄN (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w