Phân tích tính tự chủ tài chính

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH cấu TRÚC tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG – tư vẫn và THƯƠNG mại KHÁNH GIA NGUYỄN (Trang 62 - 69)

Cấu trúc nguồn vốn thể hiện tính tự chủ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn đánh giá sự biến động các loại nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm thấy được tình hình huy động, tình hình sử dụng các loại nguồn vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác thấy được doanh nghiệp có khả năng mở rộng hay đang có xu hướng khủng hoảng, rủi ro trong tương lai. Tại công ty Cổ Phần Xây Dựng – Tư Vấn Và Thương Mại Khánh Gia Nguyễn nguồn vốn chủ sở hữu về cơ bản có hai bộ phận lớn: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, cơ cấu tỷ trọng của hai bộ phận này được thể hiện ở biểu đồ sau:

Qua biểu đồ 2.2 và bảng 2.7, phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong giai đoạn 2015-2017 ta thấy quy mô tổng nguồn vốn của công ty có tăng, giảm qua từng năm, vốn chủ sở hữu cũng có biến động tương tự với tổng nguồn vốn, tuy nhiên mức độ biến động không quá lớn. Tổng số vốn của công ty tập trung ở hai nguồn đó là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Cơ cấu nguồn vốn của công ty đang thay đổi theo xu hướng tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu và giảm tỷ trọng nợ phải trả, nhưng cơ cấu nợ vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty không cân đối, chính sách tài chính của công ty không an toàn. Cụ thể, trong năm 2016 so với năm 2015 tổng nguồn vốn

tăng từ 19.328.186.619 đồng đến 53.190.430.314 đồng tương đương với mức độ tăng là 33.862.243.695 đồng và tốc độ tăng là 175,20%, còn 2017 so với 2016 tổng nguồn vốn giảm xuống còn 40.886.640.412 đồng tương đương với mức độ giảm là 12.303.789.902 đồng, tốc độ giảm là 23,13%.

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện tỷ suất nợ, tỷ suất tự tài trợ

Tỷ trọng nợ phải trả năm 2016 so với năm 2015 giảm 6,63%, tốc độ giảm 7,38% làm cho tỷ suất tự tài trợ năm 2016 so với năm 2015 tăng 6,63% tương ứng với tốc độ tăng 64,70%; cuối năm 2017 so với 2016 tỷ suất nợ giảm 3,92%, với tốc độ giảm 4,72% làm cho tỷ suất tự tài trợ tăng 3,92% với tốc độ tăng 23,24%. Nguyên nhân là mặc dù nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn nhưng tốc độ tăng của nợ phải trả thấp hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn. Trong năm 2016 so với năm 2015, và năm 2017 so với năm 2016 thì tốc độ giảm của nợ phải trả cũng lớn hơn. Cụ thể hơn năm 2015 toàn bộ tài sản của công ty được tài trợ bởi 89,76% từ nguồn vốn vay nợ và 10,24% từ nguồn vốn chủ sở hữu. Như vậy nợ phải trả gấp hơn 9 lần vốn chủ sở hữu, chứng tỏ tính tự chủ về tài chính của công ty rất thấp, vốn sử dụng cho kinh doanh của công ty hầu như phụ thuộc vào bên ngoài. Đến những năm sau này, vì tính chất của ngành xây dựng là cần vay những khoản vay dài hạn lớn để đầu tư xây dựng các công trình và chính những công trình này cũng là khoản thế chấp đảm bảo để vay nợ nên công ty dễ dàng tiếp cận khoản vay của ngân

hàng vì vậy mà các khoản nợ của công ty vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Mặc dù vậy nếu tình trạng nợ như thế này tiếp tục diễn ra, đến một lúc nào đó công ty sẽ đứng trước tình trạng khó khăn trong việc thanh toán nợ, và các nhà cung cấp sẽ không cho công ty nợ nữa, gây hậu quả cho quá trình hoạt động sản xuất của công ty.

Bên cạnh đó công ty vẫn cố gắng tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu để đề phòng ít rủi ro với khoản vốn vay. Cụ thể sang năm 2017, vốn chủ sở hữu có phần giảm nhẹ với mức độ giảm là 472.472.049 đồng tương đương với tốc độ giảm 5.26% so với 2016 nhưng tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn vẫn tăng từ 16,87% đến 20,79% và thấp hơn tốc độ giảm của nợ phải trả (mức độ giảm là 11.831.317.853 đồng với tốc độ giảm 26,76%). Tỷ suất NPT/VCSH cũng giảm qua các năm chứng tỏ tính tự chủ của doanh nghiệp đã được cải thiện, nguyên nhân là mặc dù tốc độ tăng của nợ phải trả thấp hơn vốn chủ sở hữu nhưng tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn rất lớn. Cụ thể năm 2016 so với 2015 chỉ tiêu này giảm 383.47% so với tốc độ giảm là 43,77%, qua năm 2017 tốc độ nợ phải trả giảm thấp hơn so với 2016 nên làm cho tốc độ NPT/VCSH giảm với mức độ giảm là 111,78%, tốc độ tăng 22,69%.

Bảng 2.8: Bảng cơ cấu nợ phải trả của công ty năm 2015-2017

ĐVT: đồng

NGUỒN VỐN 2015 2016 2017 Biến động 2016/2015 Biến động 2017/2016

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Mức độ Tốc độ(%) Mức độ Tốc độ(%) I. Nợ ngắn hạn 16.949.355.676 97,70 43.986.416.835 99,48 32.384.698.982 100,00 27.037.061.159 159,52 (11.601.717.853) (26,38) 1. Phải trả người bán ngắn hạn 2.565.636.599 14,79 3.638.828.137 8,23 3.416.434.997 10,55 1.073.191.538 41,83 (222.393.140) (6,11) 2. Người mua trả tiền trước 5.495.252.000 31,68 38.620.783.351 87,35 28.754.659.024 88,79 33.125.531.351 602,80 (9.866.124.327) (25,55) 3. Thuế và các khoản PNNN - - - - 5.473.433 0,02 - - - - 4. Phải trả người lao động - - - - 183.849.912 0,57 - - - - 5. Chi phí phải trả 6.472.580 0,04 4.746.192 0,01 4.746.192 0,01 (1.726.388) (26,67) 0 0.00 9.Phải trả ngắn hạn khác 7.553.824.293 43,54 11.039.980 0,02 19.535.424 0,06 (7.542.784.313) (99,85) 8.495.444 76,95 10. Vay và nợ thuê tài chính 1.328.170.204 7,66 1.711.019.175 3,87 - - 382.848.971 (28,83) - - 11. Dự phòng PTNH - - - - - - - - - - 12. Quỹ KTPL - - - - - - - - - - II. Nợ dài hạn 398.800.000 2,30 229.600.000 0,52 - - (169.200.000) (42,43) - - 6. Doanh thu chưa thực hiện -- - - - - - - - - - 8. Vay và nợ thuê TCDH 398.800.000 2,30 229.600.000 0,52 - - (169.200.000) (42,43) - 9. Dự phòng phải trả dài hạn - - - - - - - - - - C. NỢ PHẢI TRẢ 17.348.155.67 6 100,00 44.216.016.835 100,00 32.384.698.982 100,00 26.867.861.159 154,87 (11.831.317.853) (26,76)

Từ bảng 2.7 ta thấy nợ phải trả có sự biến động rất lớn đến bức tranh tài chính của công ty, vậy để hiểu sâu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi lớn nợ phải trả, ta tiến hành phân tích cơ cấu nợ phải trả của công ty.

Qua bảng 2.8, ta thấy tổng Nợ phải trả tăng mạnh trong năm 2016 so với năm 2015 là 28.867.861.159 đồng tương ứng với tốc độ tăng 154,873%, nhưng sang cuối năm 2017 so với năm 2016 thì giảm nhẹ xuống với mức độ giảm là 11.831.317.853 đồng tương đương với tốc độ giảm là 26,76%.Nguyên nhân dẫn tới sự biến động được giải thích như sau:

Nợ ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nợ phải trả và có xu hướng tăng mạnh trong năm 2016 chủ yếu là do tăng tỷ trọng người mua trả tiền trước cụ thể năm 2015 giá trị khách hàng ứng trước cho công ty là 5.495.252.000 đồng chiếm tỷ trọng 31,68% trong nợ phải trả qua năm 2016 giá trị là 38.620.783.351 đồng chiếm 87,35% trong tổng nợ tăng so với năm 2015 mức độ là 33.125.531,351 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 602,80%, năm 2017 nợ phải trả của công ty phụ thuộc tuyệt đối vào nợ ngắn hạn vì vậy tỷ trọng người mua trả tiền trước chiếm 88,79% trong nợ. Nguyên nhân là do công ty đã yêu cầu khách hàng, đối tác ứng trước tiền để thắt chặt chính sách tín dụng của mình đối với khách hàng trong giai đoạn khó khăn tránh những rủi ro thanh toán đối với khách hàng.

Trong khi nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ của công ty thì nợ dài hạn lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ và có xu hướng giảm xuống do năm 2015 phát sinh khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn nhưng qua năm 2016 giảm với mức độ giảm là 169.200.000 đồng và tốc độ giảm là 42,43% đến năm 2017 thì đã không còn khoản vay và nợ tài chính dài hạn.

Qua phân tích ta có thể thấy rằng tính tự chủ về tài chính của công ty vẫn còn rất thấp. Với thị trường ngày càng mở rộng, sức cạnh tranh càng cao mà công ty chỉ chú trọng đầu tư về chiều sâu với khoản mục nợ ngắn hạn, trong khi nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ cho thấy sự mất cân đối và đảm bảo nền tài chính không an toàn cho công ty trong tương lai. Điều này khiến doanh nghiệp dễ gặp rủi ro trong thanh toán do doanh nghiệp phải tăng nhanh vòng quay vốn, công ty nên thắt chặt tín dụng với khách hàng để giảm khoản phải thu.

2.2.2.2. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ

Phân tích tính tự chủ về tài chính đã thể hiện mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ. Tuy nhiên, trong công tác quản trị tài chính, mỗi nguồn vốn đều có liên quan đến thời gian sử dụng và chi phí sử dụng vốn. Vì thế sự ổn định về nguồn tài trợ cần được quan tâm khi đánh giá cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp.

Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện tỷ suất NVTX và NVTT

Qua bảng 2.7 và biểu đồ trên, ta nhận thấy rằng tỷ suất nguồn vốn thường xuyên chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng nguồn vốn, tăng nhẹ vào năm 2016 và năm 2017. Cụ thể là vào năm 2015 tỷ suất của NVTX là 12,31%, năm 2016 là 17,30%, năm 2017 là 20,79%. Tỷ suất NVTX cả 3 năm đều thấp, cấu trúc tài sản của công ty chiếm tỷ trọng lớn là TSNH , TSDH chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản nên ta có thể kết luận rằng nguồn vốn thường xuyên của công ty tương đối đủ để tài trợ cho TSDH, thể hiện tính ổn định trong tài trợ tài sản của công ty tốt vì thời gian sử dụng nguồn vốn này lâu dài và ổn định.

Đánh giá chung, qua 3 năm NVTX có sự mất cân bằng giữa NDH và VCSH. Đặc biệt, năm 2015 tỷ suất NVCSH chiếm 83,24% trong NVTX, tỷ trọng này lại tiếp tục tăng trong năm 2016 với NVCSH chiếm 97,51% trong NVTX và trong năm 2017 với 100%. Rõ ràng đây là một cấu trúc vốn an toàn bởi NVCSH chiếm lớn trong cấu trúc NVTX, cho thấy NVTX chủ yếu do huy động vốn của công ty với chi phí vốn thấp, công ty không bị thúc ép về thời gian và lãi suất.

Qua phân tích cấu trúc nguồn vốn của công ty ta nhận thấy công ty đang còn phụ thuộc nhiều từ các nguồn tài trợ bên ngoài nhất là vốn vay, tính tự chủ về tài chính

thấp, song công ty vẫn tăng huy động vốn đảm bảo tình hình hoạt động kinh doanh lành mạnh. Nợ vay ngắn hạn rất lớn cho thấy công ty chịu sức ép cao về việc thanh toán các khoản nợ tuy nhiên cũng phải nhìn nhận có cơ cấu hợp lý giữa nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời, NVCSH chiếm chủ yếu trong NVTX nên công ty chưa phải chịu áp lực về thanh toán các khoản vay NDH, do vậy tạm thời đảm bảo tính ổn định. Nhưng TSDH phần lớn đều là giá trị thế chấp đảm bảo cho các khoản vay, hay nói cách khác TSCĐ hình thành từ vốn vay dài hạn, VCSH chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong khi khoản nợ của công ty chủ yếu là từ NNH trong NVTT. Đây cũng là tình trạng báo động khi doanh nghiệp đến kì trả nợ mà không thanh toán kịp hay kinh doanh không có hiệu quả dễ dẫn đến nguy cơ bị thu hồi hoặc bị buộc ngừng hoạt động, cho nên trong các năm đến cần phát huy hơn những kết quả đạt được trong năm 2016, dần thay đổi cơ cấu nguồn vốn, tăng hiệu quả hoạt động, tăng sản lượng sản xuất, thiết kế và số lượng công trình hoàn thành, tăng lợi nhuận bổ sung NVCSH để tăng cường tính tự chủ. Ngoài ra cơ cấu hợp lý các khoản vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên,.. để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH cấu TRÚC tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG – tư vẫn và THƯƠNG mại KHÁNH GIA NGUYỄN (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w