Trong công tác quản lý tài chính, mỗi nguồn vốn đều có liên quan đến thời hạn sử dụng vốn và chi phí sử dụng vốn. Do vậy sự ổn định nguồn tài trợ cần phải được quan tâm khi đánh giá cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp.
Để phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ thì cần phân loại nguồn vốn thành: Nguồn vốn thường xuyên (nguồn vốn dài hạn) và nguồn vốn tạm thời (nguồn vốn ngắn hạn).
a. Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên
Nguồn vốn thường xuyên (NVTX) là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh, có thời gian sử dụng vốn trên một năm. Nó bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ vay trung và dài hạn. Khoản nợ vay dài hạn đến hạn trả không được xem là nguồn vốn thường xuyên.
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sỡ hữu + Nợ dài hạn
Tỷ suất nguồn vốn thường
xuyên =
Nguồn vốn thường xuyên
x 100% Tổng nguồn vốn
Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên càng lớn cho thấy sự ổn định tương đối trong một thời gian nhất định đối với nguồn vốn sử dụng và doanh nghiệp chưa chịu áp lực thanh toán trong ngắn hạn. Và ngược lại, khi tỉ suất này thấp thì nguồn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp phần lớn bằng nợ ngắn hạn, nên áp lực về thanh toán của doanh nghiệp là rất lớn.
b. Tỷ suất nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn tạm thời (NVTT) là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian ngắn, thường là trong một năm hoặc trong một chu kì sản xuất kinh doanh.
Nguồn vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn
Tỷ suất nguồn vốn tạm thời =
Nguồn vốn tạm thời
x 100% Tổng nguồn vốn
Ngược với tỷ suất nguồn vốn thường xuyên thì tỷ suất nguồn vốn tạm thời càng lớn thể hiện nguồn tài trợ của doanh nghiệp phần lớn là nợ ngắn hạn và áp lực về thanh toán các khoản nợ là rất cao.
c. Tỷ suất vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên
Tỷ suất vốn chủ sở hữu/
nguồn vốn tạm thời =
Nguồn vốn chủ sở hữu
x 100% Nguồn vốn thường xuyên
Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu với nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh trong nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm.
Chỉ tiêu trên được sử dụng để đánh giá chi tiết hơn tính ổn định và tự chủ của nguồn tài trợ. Nếu chỉ tiêu trang càng lớn thì cho thấy tính ổn định và tự chủ của nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp càng cao, áp lực trong thanh toán ngắn hạn và dài hạn cũng như rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng thấp.
Để đánh giá chính xác hơn nữa tính ổn định về nguồn tài trợ của doanh nghiệp ta cần phải xem xét tỷ suất giữa nguồn vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên. Tỷ suất này càng cao thì việc chịu áp lực trong thanh toán kể cả những khoản nợ dài hạn càng thấp, chứng tỏ nguồn tài trợ của doanh nghiệp càng ổn định. Tuy nhiên điều này có thể ảnh hưởng không tích cực đến hiệu ứng đòn bẩy tài chính trong việc sử dụng nguồn vốn vay của doanh nghiệp.