Qua phân tích cấu trúc nguồn vốn của công ty ở phần II ta thấy công ty đã tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu qua từng năm để tránh những rủi ro và giảm bớt khoản nợ phải trả.
Tỷ suất nguồn vốn tạm thời ở mức cao vào năm 2016 và có khuynh hướng giảm vào năm 2017 là một dấu hiệu tốt vì nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn công ty tạm thời sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn, áp lực thanh toán các khoản nợ ngắn hạn giảm, nghĩa là công ty đã có những chính sách và biện pháp tốt để hạn chế sự mất cân đối của nguồn tài trợ.
Ngân quỹ ròng dương thể hiện công ty đạt CBTC trong ngắn hạn. Công ty không chịu áp lực về thanh toán trong ngắn hạn
Cùng với những điểm tích cực là hạn chế còn tồn tại trong cấu trúc nguồn vốn của công ty đó là:
Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên có tăng nhưng không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn làm mất CBTC dài hạn, đồng thời, Vốn chủ sỡ hữu của công ty chiếm tỷ trọng thấp trong khi Nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất cao trên 80% trong tổng nguồn vốn mà lại chủ yếu là vạy nợ ngắn hạn gây áp lực thanh toán lúc đến hạn cho công ty. Nếu tình trạng vay nợ tiếp tục diễn ra ngày càng tăng thì đến lúc công ty sẽ gặp phải khó khăn trong việc thanh toán hoặc phải đi vay với một mức lãi suất cao hơn. Do đó trong tương lai công ty cần phải có biện pháp huy động nguồn vốn khác để đầu tư cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.