Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho và giá thành trong doanh

Một phần của tài liệu Kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn thuế ATAX” (Trang 28 - 33)

1.4. Kiểm toán doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng

1.4.2.2. Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho và giá thành trong doanh

doanh nghiệp xây dựng.

a. Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho.

Mục tiêu kiểm toán.

Mục tiêu sự hiện hữu: Hàng tồn kho được phản ánh trên bảng cân đối kế toán là có thực.

Mục tiêu tính trọn vẹn: Tất cả các nghiệp vụ mua hàng, xuất kho đều được phả ánh trên sổ đầy đủ, đặc biệt phải bao gồm các công trình đã hoàn thành nhưng chưa nghiệm thu bàn giao cho khách hàng.

Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: Đảm bảo doanh nghiệp có quyền đối với số dư hàng tồn kho tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán.

Mục tiêu tính chính xác đảm bảo doanh nghiệp tính giá trị hàng xuất kho đúng, phù hợp với chế độ kế toán, cũng như phản ánh đúng giá trị của hàng tôn kho. Mục tiêu trình bày và công bố: Hàng tồn kho được xác định và phân loại đúng đắn trên hệ thống BCTC

Thử nghiệm kiểm soát.

Hàng tồn kho là một trong những khoản mục quan trọng trong BCTC của doanh nghiệp xây dựng. Hàng tồn kho của một doanh nghiệp xây dựng thường chiếm tỷ trọng lớn, hàng tồn kho ở đây có thể là nguyên vật liêu ( cát, gạch…), công cụ dụng cụ.., hay những công trình đang còn dở dang cho nên KTV cần phải xem xét hàng tồn kho tại thời điểm cuối năm là có hợp lý hay không bằng các thử nghiệm như kiểm tra thứ tự và tính liên tục của các đơn đặt hàng và hóa đơn mua hàng trong kỳ, kiểm tra việc phân chia trách nhiệm của các nhân viên mua hàng, thủ kho, kế toán.

Chọn một số mẫu nghiệp vụ để kiểm tra sự phê duyệt của người có thẩm quyền, đồng thời đối chiếu giữa đơn đặt hàng, hóa đơn bán hàng, bảng kê chi tiết về số lượng, đơn giá, chủng loại ví dụ như sắt thép thì có nhiều loại khác nhau xem thử có đúng loại như đơn vị đã đặt hàng hay không.

Kiểm tra và xem xét các thủ tục, trình tự về nhập xuất hàng có xuất về kho của đơn vị hay không hay xuất thẳng cho công trình. Kiểm tra sự phê duyệt và chứng từ sổ sách liên quan đến các nghiệp vụ nhập xuất kho.

Tại mỗi công trình có người giám sát NVL, CCDC được lưu trữ không, người đó là nhân viên của đơn vị hay thuê ngoài nhằm giảm giảm thiểu rủi ro.

Thử nghiệm phân tích.

So sánh số dư hàng tồn kho đầu kỳ so với cuối kỳ nhằm phát hiện hàng tồn kho thừa hay thiếu. KTV sẽ tính tổng số dư của các loại hàng tồn kho đối với doanh nghiệp xây dựng thường chỉ có NVL, CCDC, và sản phẩm dở dang để so sánh tổng số dư kỳ trước.

Nếu giá trị hàng tồn kho biến động lớn so với kỳ trước, KTV sẽ phải xem xét đến các khoản mục chi tiết và số vòng quay hàng tồn kho để tìm ra nguyên nhân của sự biến động đó vì có thể khi xem xét trên tổng số dư không có biến động bất thường nhưng nếu như xét riêng từng khoản mục thì lại có.

So sánh số vòng quay hàng tồn kho của năm nay so với năm trước xem thử đơn vị có chính sánh kiểm soát tốt đối với hàng tồn kho hay không. Để xem xét KTV cần phải so sánh hàng tồn kho giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. So sánh đơn giá hàng tồn kho nhằm kiểm toán viên tìm ra sai số trong tính toán và tổng hợp số liệu, những thay đổi đáng kể về đơn giá cần phải được lưu ý.

Thử nghiệm chi tiết.

Kiểm tra chi tiết về số dư hàng tồn kho bằng các thu thập số liệu về nhập xuất tồn của hàng tồn kho và chứng kiến kiểm kê nhằm theo dõi và xem xét số dư thực tế phù hợp với số liệu trên sổ sách kế toán hay không.

KTV cần phải xem xét phương pháp đánh giá hàng tồn kho của đơn vị có đúng với chuẩn mực kế toán hiện hành quy định không, có áp dụng nhất quán trong một kỳ kế toán không. Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá bình quân KTV tính lại theo phương pháp bình quân đơn vị áp dụng để suy ra đơn giá hàng tồn kho cuối kỳ là hợp lý.

Kiểm tra hàng hóa mua vào trong kỳ bằng cách KTV chọn mẫu từ sổ cái sánh đối chiếu với chứng từ phát sinh nhằm thỏa mãn mục tiêu tính có thật.

Đối với việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ KTV tìm hiểu về phương pháp tính giá sản phẩm dở dang của đơn vị xem xét có chính xác và nhất quán hay không vì nếu thay đổi phương pháp sẽ dẫn đến kết quả kinh doanh không chính xác. Kiểm tra đơn vị có lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho không, đã phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay chưa.

Cuối cùng xem xét việc trình bày và công bố hàng tồn kho của đơn vị trên báo cáo tài chính đã đúng hay chưa, về việc phân loại công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang hay chính sách kế toán áp dụng đối với hàng tồn kho.

a. Quy trình kiểm toán giá thành.

Mục tiêu kiểm toán.

Kiểm tra tính có thật của các khoản chi phí.

Thử nghiệm kiểm soát.

Quan sát việc tổ chức quản lý, theo dõi sản xuất, quy trình của bộ phận kiểm tra chất lượng. Quy trình và thủ tục kiểm kê sản phẩm hoàn thành và đánh giá sản phẩm dở dang.

Thử nghiệm phân tích.

So sánh giá vốn năm nay với năm trước và giá vốn kế hoạch với thực tế nhằm xem xét có biến động lớn hay không. Nếu như có sự biến động lớn thì KTV cần phải so sánh chi phí theo từng khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621), chi phí nhân công trực tiếp (TK 622), chi phí sử dụng máy thi công (TK 623), chi phí sản xuất chung (TK 627). So sánh giữa giá vốn với doanh thu bởi nếu như doanh thu biến động lớn thì kéo theo biến động lớn của giá vốn cho nên sự biến động này được xem là hợp lý

So sánh tỷ trọng của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của các HĐXD trong tổng giá trị hàng tồn kho để xác định sự bất thường của chi phí;

So sánh chi phí thực tế của HĐXD trong kỳ với chi phí theo dự toán, định mức để phát hiện ra những bộc lộ bất thường liên quan đến chi phí của HĐXD.

So sánh tổng chi phí của HĐXD thực tế kỳ này với kỳ trước để nhận biết sự biết động quá lớn hoặc bất thường của tổng chi phí và của từng khoản mục chi phí nhằm xác định yếu tố dễ có những sai sót như chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung.

Thực hiện thử nghiệm chi tiết.

Tính có thật, tính toán đánh giá của chi phí HĐXD.

Để đánh giá quá trình tập hợp chi phí và phân bổ chi phí cho các HĐXD là đúng đắn, các chi phí phát sinh đều có căn cứ hợp lý, KTV trước hết phải xem xét chứng từ tài liệu của các chi phí phát sinh được hạch toán vào các tài khoản chi phí có đầy đủ hợp lý không như: Các hoá đơn mua hàng, phiếu vật tư, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng kinh tế cho từng công trình, hạng mục công trình, từng HĐXD... để kiểm tra lượng vật tư thực tế xuất cho từng công trình có đúng chủng loại và phù hợp với định mức dự toán và quyết toán không nhằm kiểm tra tính có thật và có căn cứ của chi phí nguyên vật liệu của HĐXD.

Các chứng từ về định mức tiêu hao nhiên liệu, hoá đơn, hợp đồng và thanh lý hợp đồng thuê máy thi công... để kiểm tra việc đơn vị thuê máy móc thi công là có

thực, nhiên liệu phục vụ máy thi công là có thực hay đơn vị cố tình hoàn thiện chứng từ theo định mức.

KTV có thể tính toán lại các số liệu chi phí nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí nhiên liệu của máy thi công để xem xét các khoản chi phí này có được tính toán đúng không.

Tiếp theo KTV tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên các khoản chi phí TK 621, 622, 625,627 với số liệu phát sinh nợ trên TK 154 chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình hoặc từng hợp đồng xây dựng.

KTV có thể xem xét tính hợp lý của tiêu thức phân bổ chi phí chung cho các HĐXD để xác định tính hợp lý và nhất quán của quá trình phân bổ chi phí chung. Nếu có sự thay đổi từ tiêu thức này sang tiêu thức khác mà có ảnh hưởng lớn và đáng kể đến chi phí và giá thành của HĐXD và điều đó dẫn đến sự không trung thực của quá trình tập hợp chi phí cho HĐXD thì KTV cần phải xem xét xem có chấp nhận không.

Xem xét xem tính hợp lý của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành có phải từng công trình hoặc hạng mục công trình không, có phù hợp với các hợp đồng đã ký kết để đảm báo tính phân loại cho việc tập hợp chi phí. Kế toán có mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi chi phí phát sinh cho từng công trình và hạng mục công trình này không.

Để đánh giá quá trình tập hợp chi phí và phân bổ chi phí cho các HĐXD đảm bảo sự phân loại, KTV phải xem xét chứng từ tài liệu của các chi phí phát sinh liên quan đến HĐXD có được hạch toán vào chi phí của HĐXD không như: Kiểm tra các chứng từ phản ánh khoản chi phí liên quan đến việc thay đổi thiết kế được chủ đầu tư đồng ý, khoản chi phí trợ giúp kỹ thuật trong quá trình thực hiện hợp đồng và đối chiếu các khoản chi phí này với sổ cái TK 627 và TK 811 xem chúng được đơn vị hạch toán vào chi phí của HĐXD theo quy định của chuẩn mực HĐXD hay chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ (TK 811).

Kiểm tra các khoản chi phí phát sinh liên quan đến bảo hành công trình có được doanh nghiệp trích trước vào chi phí của HĐXD không hay khi phát sinh doanh nghiệp hạch toán vào chi phí quản lý do đã kết chuyển và xác định kết quả.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TẠI

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ATAX.

Một phần của tài liệu Kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn thuế ATAX” (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w