3.3. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh
3.3.3. Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá hệ thống KSNB
Quá trình đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng tại công ty ATAX chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của KTV Công ty nên chú trọng hoàn thiện quá trình
đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ để có thể rút gọn được phạm vi kiểm toán nhưng vẫn đảm bảo phát hiện các sai sót trọng yếu bằng cách trong quá trình đánh giá hệ thống KSNB nên phối hợp giữa phỏng vấn, sử dụng hệ thống bảng câu hỏi và các lưu đồ trong quá trình mô tả và đánh giá hệ thống KSNB.
Bảng câu hỏi nên được thiết kế linh động phù hợp với đặc điểm tình hình của từng doanh nghiệp để có thể thu thập được các thông tin một cách đầy đủ chính xác về khách hàng của mình. Cụ thể đối với chu trình doanh thu và nợ phải thu, hàng tồn kho và giá vốn hàng bán của công ty cổ phần xây dựng X bảng câu hỏi có thể thiết kế như sau.
Bảng 1: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB đối với doanh thu BH&CCDV.
Câu hỏi Có Không Không
áp dụng Ghi chú
1.Doanh thu công trình, hạng mục công trình hoàn thành ghi sổ có căn cứ vào biên bản nghiệm thu, hợp đồng kinh tế, biên bản phương thảo hợp đồng không?
2.Trong biên bản nghiệm thu công trình hạng mục công trình có đầy đủ chữ ký của các bên không?
3. Công ty có thường xuyên so sánh giữa doanh thu và chi phí của một công trình, hạng mục công trình không?
4.Công ty có theo dõi doanh thu công trình theo từng chủ đầu tư hay không?
5.Việc ghi nhận doanh thu có đúng kỳ kế toán hay không
6.Nếu các hạng mục công trình không hoàn thành theo hợp đồng hay không đúng mẫu thiết kế thì công ty ghi nhận khoản doanh thu đó không?
Bảng 2 : Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB đối với nợ phải thu
Câu hỏi Có Không Không
áp dụng Ghi chú
1.Có theo dõi riêng biệt từng khoản phải thu theo từng chủ đầu tư không?
2.Việc đối chiếu công nợ có được công ty tiến hành theo định kỳ không?
các khoản phải thu có được tham gia vào quá trình bàn giao công trình hay không?
4.Công ty có thường xuyên rà soát lại các khoản công nợ để xử lý kịp thời hay không? 5.Công ty có phân loại các khoản phải thu khó đòi với các khoản phải thu chủ đầu tư giữ lại để bảo hành công trình, hạng mục công trình không?
6. Việc ghi nhận các khoản phải thu có hợp lý với chuẩn mực kế toán không?
Bảng 3: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB đối với hàng tồn kho
Câu hỏi Có Không Không
áp dụng
Ghi chú
1.Nguyên vật liệu, CCDC mua về có nhập kho không hay chuyển thẳng cho từng công trình, hạng mục công trình
2.Hàng tồn kho lưu giữ tại công trình có an toàn, có người của đơn vị trông coi hay không?
3.Đối với nghiệp vụ nhập mua có xuất phát từ phiếu yêu cầu mua nguyên vật liệu không?
4.Công ty có so sánh định mức sử dụng nguyên vật liệu của mỗi công trình không ? 5.Phiếu yêu cầu nguyên vật liệu, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho có đầy đủ chữ ký xét duyệt hay không?
Bảng 4: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB đối với giá vốn hàng bán
Câu hỏi Có Không Không
áp dụng Ghi chú
Doanh nghiệp có thống nhất phương pháp tính giá hàng xuất kho trong kỳ không? Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung có được hạch toán đúng không?
Có lập bảng tổng hợp giá vốn theo từng công trình, hạng mục công trình không
Đơn vị có xây dựng quy trình luân chuyển hàng tồn kho trong quá trình sản xuất
không?
Đơn vị có xây dựng định mức chi phí trong sản xuất cho mỗi sản phẩm không?
Từ bảng câu hỏi trên, KTV có thể kế luận hệ thống KSNB của đơn vị là khá, trung bình hay yếu kém. Nếu hệ thống KSNB được đánh giá là khá thì KTV có thể giảm các thử nghiệm cơ bản. Ngược lại, nếu hệ thống KSNB được đánh giá là yếu kém thì bắt buộc KTV phải tăng cường các thử nghiệm cơ bản
KTV nên tìm hiểu kỹ về môi trường kiểm soát của đơn vị: xem xét tính trung thực và giá trị đạo đức của những người có trách nhiệm, trình độ năng lực, cách điều hành công việc của các nhà quản lý, cơ cấu tổ chức, sự phân chia quyền lực và chính sách nhân sự.
KTV phải có được sự hiểu biết về hệ thống thông tin kế toán của đơn vị khách hàng ( hệ thống kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng, phương pháp ghi chép, cách hạch toán, việc công nhận doanh thu và chi phí của đơn vị, phương pháp tính hàng xuất kho, tính giá thành có đúng với quy định không...)
Các KTV nên xem xét những chính sách và thủ tục mà đơn vị đề ra liên quan đến việc thực hiện và cách xử lý thông tin, việc kiểm soát vật chất, việc phân chia trách nhiệm...
Kết thúc việc tìm hiểu và đánh giá HTKSNB, việc ghi lại và lưu trữ vào hồ sơ kiểm toán các hiểu biết là một vấn đề mang tính chất thực tiễn rất quan trọng, bởi vì việc lưu vào hồ sơ những hiểu biết của mình về HTKSNB của khách hàng sẽ giúp các KTV tiết kiệm thời gian tìm hiểu lại mà chỉ cần cập nhật những thay đổi của năm hiện hành cho lần kiểm toán sau.
Ngoài ra, KTV có thể sử dụng lưu đồ để khái quát tình hình thực tế của khách hàng, được ví dụ như dưới đây:
Chủ đầu tư Hồ sơ mời
thầu Tính toán và đưa ra giá bỏ thầu Quyết định trúng thầu Chủ đầu tư Hợp đồng xây Hoá đơn GTGT
Kiểm tra và đối chiếu Thanh lý hợp đồng Nghiệm thu và Thi công hợp đồng xây dựng Bộ phận kỹ thuật Bộ phận kế toán
Sơ đồ 4: Lưu đồ chứng từ 3.3.4. Một số giải pháp kiểm soát chất lượng kiểm toán.
Kiểm soát chất lượng kiểm toán là một phương thức nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán, vì vậy KTV cần phải nắm vững những công việc như: trình tự, phương pháp thực hiện các hoạt động kiểm soát và trách nhiệm của các cấp kiểm soát trong việc xác định đúng nội dung và phân tích kiểm soát có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán. Kiểm soát chất lượng cần tiến hàng qua 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán.
- Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Nôi dung ở giai đoạn này là kiểm soát khâu khảo sát, thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán, kế hoạch kiểm toán, việc thành lập nhóm kiểm toán và chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi tiến hành kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán căn cứ vào quy mô, đặc điểm của đơn vị để thành lập nhóm khảo sát, giao nhiệm vụ hướng dẫn, giám sát và kiểm tra lại công việc của từng KTV. Để nâng cao chất lượng kiểm toán, mỗi cuộc kiểm toán cần được kiểm soát chất lượng chặt chẽ, nhất là đối với các hợp đồng kiểm toán lớn hoặc có rủi ro cao.
- Giai đoạn thực hiện kiểm toán: Ở giai đoạn này trưởng nhóm kiểm toán tiến hành giao việc cho các thành viên trong nhóm. Sau đó, trưởng nhóm tiến hành kiểm tra lại mức độ chính xác của các thông tin, bằng chứng kiểm toán
- Giai đoạn lập báo cáo kiểm toán: Các cấp soát xét của sẽ kiểm tra tất cả giấy làm việc trước khi đưa ra ý kiến kiểm toán bảo đảm Báo cáo kiểm toán được tổng hợp đầy đủ.
3.3.5. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện về phân tích sơ bộ BCTC.
Công ty ATAX có qui định và thực hiện thủ tục phân tích trong đánh giá rủi ro và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng ở giai đoạn lập kế hoạch, tuy nhiên ATAX chưa vận dụng hết các chỉ tiêu và phương pháp phân tích trong đánh giá rủi ro và tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng, đó là:
So sánh các chỉ tiêu của khách hàng với với các chỉ tiêu trung bình ngành hoặc các doanh nghiệp có cùng qui mô trong ngành, qua đó đánh giá tình hình hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp và có thể thấy được các bất thường để khoanh vùng rủi ro cần tập trung cho thử nghiệm cơ bản.
Phân tích cân bằng tài chính thông qua các chỉ tiêu vốn lưu động ròng (VLĐR), nhu cầu vốn lưu động ròng (NC VLĐR), ngân quỹ ròng (NQR). (3) Phân tích khả năng phá sản của doanh nghiệp thông qua hệ số Khả năng thanh toán lãi vay.
Ngoài thủ tục phân tích xu hướng đã sử dụng, công ty có thể vận dụng thêm một số thủ tục khác như phân tích tỷ suất hay phân tích dự báo để có thể giảm được các thử nghiệm chi tiết, tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả làm việc
3.3.6. Một số giải pháp hoàn thiện về xác định mức trọng yếu.
Trong giai đoạn lập kế hoạch, ATAX có xác định mức trọng yếu tuy nhiên Công ty mới chỉ xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC, mà chưa phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục hay số dư tài khoản. Đồng thời, khi chọn cơ sở ước lượng (tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu hay lợi nhuận sau thuế) và tỉ lệ trong khoảng tỉ lệ đã qui định trước đối với mỗi cơ sở ước lượng để xác định mức trọng yếu tổng thể BCTC, KTV đã chọn theo xét đoán và kinh nghiệm cá nhân KTV mà chưa đưa ra được cách lựa chọn thống nhất trong toàn công ty. Để khắc phục các nhược điểm này, có thể chọn cơ sở ước lượng để xác định mức trọng yếu
tổng thể BCTC. Theo cách này, KTV dựa trên loại hình, đặc điểm của khách hàng và những đánh giá đánh giá của KTV về khách hàng để lựa chọn cơ sở ước lượng.
KẾT LUẬN
Mặc dù ra đời chưa lâu nhưng công ty TNHH kiểm toán và tư vấn thuế ATAX đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực kiểm toán nói chung và kiểm toán Báo cáo tài chính nói riêng. Nhờ áp dụng chương trình kiểm toán mẫu VACPA, công ty đã xây dựng một chương trình kiểm toán các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng khá chi tiết và hoàn chỉnh. Tuy nhiên do áp lực về mặt thời gian nên trên thực tế trong quá trình thực hiện công ty còn mắc phải một số hạn chế.
Trên đây là toàn bộ ghi nhận của em về quy trình kiểm toán doanh thu, nợ phải thu, hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn thuế ATAX kết hợp với việc cập nhật thực tiễn, nghiên cứu công việc thực tế tại công ty em đã hiểu biết rõ hơn về kế toán cũng như kiểm toán và đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kiểm toán doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng tại ATAX.
Tuy đã rất có gắng nhưng do hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, số lượng khách hàng được tìm hiểu không nhiều, giải pháp đưa ra chỉ mang tính gợi mở và chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của giáo viên hướng dẫn và quý công ty để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn.
Đà Nẵng, Ngày 01 tháng 05 năm 2016 Sinh viên thực hiện
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Phan Thanh Hải, Giáo trình kiểm toán tài chính 1 2. NCS.ThS Hồ Tuấn Vũ, Giáo trình kiểm toán tài chính 2 3. ThS. Nguyễn Thị Tấm, Giáo trình kế toán xây dựng 4. Chương trình kiểm toán mẫu VACPA
5. Hồ sơ kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn thuế ATAX 6. Chuẩn mực kiểm toán số 15 – Hợp đồng xây dựng.
7. Luật kiểm toán độc lập.
8. TS. Phạm Tiến Hưng, Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp xây lắp của các tổ chức kiểm toán độc lập
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đà Nẵng, ngày…..tháng….năm 2016 (ký tên và đóng dấu)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đà Nẵng, ngày…..tháng….năm 2016 (ký và ghi rõ họ tên)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đà Nẵng, ngày…..tháng….năm 2016 (ký và ghi rõ họ tên)