Thực hiện kiểm toán nợ phải thu tại ATAX

Một phần của tài liệu Kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn thuế ATAX” (Trang 43 - 45)

2.2. Thực trạng kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp trong lĩnh vực xây

2.2.2.2. Thực hiện kiểm toán nợ phải thu tại ATAX

Kiểm tra các chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành Bao gồm: Phân loại nợ, chính sách dự phòng nợ phải thu khó đòi. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với bảng cân đối số phát sinh và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước

Thủ tục kiểm tra phân tích.

So sánh số dư phải thu bao gồm cả số dư dự phòng năm nay với năm trước kết hợp với phân tích biến động của doanh thu thuần, dự phòng phải thu khó đòi giữa hai năm.

So sánh hệ số quay vòng các khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân năm nay với năm trước để đánh giá tính hợp lý của số dư nợ cuối năm cũng như khả năng lập dự phòng (nếu có)

Để thỏa mãn mục tiêu tính có thật KTV sẽ kiểm toán số dư năm đầu tiên của khách hàng. Kiểm tra các chứng từ thu sau ngày kết thúc năm tài chính khi kiểm tra số dư các khoản phải thu. Nếu khoản tiền nợ phải thu vẫn chưa được thanh toán trong năm sau thì cần gửi thư xác nhận và xem xét khả năng thu hồi của chúng.

Thu thập bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ các khoản phải thu theo từng khách hàng và đối chiếu tổng số phải thu với Bảng CĐKT và so sánh với năm trước. Xem xét Bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường.

Kiểm tra các khoản thanh toán phát sinh sau ngày kết thúc năm đến ngày thực tế kiểm toán tại khách hàng đối với những khoản phải thu đã được thanh toán hết. Đối chiếu với số dư sổ chi tiết.

Lập và gửi thư xác nhận số dư nợ phải thu cho các đối tượng cần xác nhận nợ. Lập bảng tổng hợp theo dõi thư xác nhận và đối chiếu số được xác nhận với số liệu trên sổ chi tiết, xác định nguyên nhân chênh lệch. Trường hợp đơn vị không cho phép KTV gửi thư xác nhận thì KTV thu thập giải trình bằng văn bản của BGĐ/BQT về nguyên nhân không cho phép và thực hiện các thủ tục thay thế khác.

Đọc lướt Sổ Cái để phát hiện những nghiệp vụ bất thường về giá trị, về tài khoản đối ứng hoặc về bản chất nghiệp vụ. Kiểm tra đến chứng từ gốc

Thu thập và xem xét bảng phân tích tuổi nợ, thảo luận với khách hàng về khả năng thu hồi và việc lập dự phòng đối với khoản nợ quá hạn. Kiểm tra độ tin cậy của Bảng phân tích tuổi nợ bằng cách: Đối chiếu tổng của bảng phân tích tuổi nợ với bảng CĐKT. Nếu không có Bảng phân tích tuổi nợ thì tổng hợp phát sinh công nợ theo đối tượng cho cả thời kỳ bao gồm số dư đầu kỳ, phát sinh nợ, phát sinh có, số dư cuối kỳ. Lọc những khoản công nợ phải thu ngắn hạn không phát sinh trong kỳ ra để phỏng vấn khách hàng về tình trạng quá hạn, xem xét điều kiện lập dự phòng hoặc có ý kiến thích hợp.

Kiểm tra khoản người mua trả tiền trước bằng cách thu thập danh sách các khoản KH trả tiền trước, chọn mẫu những khoản trả trước có giá trị lớn, kiểm tra chứng từ, đánh giá tính hợp lý của các số dư KH trả trước lớn qua việc xem xét điều khoản thanh toán ghi trong Hợp đồng mua bán xem có điều khoản ứng trước không, lý do trả trước, mức độ hoàn thành thực tế so với số dư ứng trước.

Nếu như khách hàng có số dư ngoại tệ thì cần phải xem xét đơn vị đánh giá, xử lý chênh lệch tỷ giá cuối kỳ như thế nào, có sử dụng đúng tỷ giá bình quân tại thời điểm đó để tính toán hay không.

Cuối cùng KTV kiểm tra về tính đúng kỳ, trình bày và công bố. Kiểm tra việc hạch toán đúng kỳ của các khoản phải thu hoặc kiểm tra các khoản thu tiền sau ngày kết thúc kỳ kế toán. Đảm bảo đã xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán, có liên hệ và có thể ảnh hưởng tới nợ phải thu KH.

Một phần của tài liệu Kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn thuế ATAX” (Trang 43 - 45)

w