II. Một số kiến nghị, đề xuất
1. Với các cấp quản lí giáo dục
- Bộ cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề đổi mới phương pháp, chú trọng đầu ra
về cả kĩ năng cứng và kĩ năng mềm của HS, chứ không dừng lại ở thành tích về tỉ lệ tốt nghiệp, khả năng ghi nhớ những kiến thức đó để trả bài, vượt qua các kì thi.
- Nghiên cứu áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học trong đó có dạy học dự án. Cần tổ chức những khố học đào tạo và bổ sung kĩ năng cho giáo viên về quản lí học sinh trong hoạt động nhóm, kĩ năng về cơng nghệ thơng tin.Khích lệ sự tích cực đổi mới dạy học của GV, khen thưởng kịp thời và xứng đáng cho những thành quả đổi mới của giáo viên nhằm khuyến khích tư duy tích cực đổi mới phương pháp dạy học.
- Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá sao cho đánh giá được khả năng tư duy phê phán, phát hiện và giải quyết vấn đề ở học sinh, đã có những câu hỏi liên quan đến kiến thức xã hội nhưng chưa nhiều và chưa cập nhật. Loại bỏ những câu hỏi mang tính học thuộc, thiếu cơ sở thực tế, thay vào đó là những câu hỏi mang tính thực tiễn và vận dụng sáng tạo giải quyết tình huống.
* Với trường THPT
- Đầu tư cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cơ bản cho việc đổi mới phương pháp hiện đại :Phịng học có máy tính, máy chiếu, phịng kết nối mạng, rộng rãi.
- Cần tổ chức dạy cho HS những kĩ năng cơ bản về hoạt động nhóm trong học tập, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng lập sơ đồ tư duy giải quyết vấn đề, kĩ năng
63
giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin...
* Với giáo viên
- Thường xuyên trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật và mạnh dạn ứng dụng những đổi mới về phương pháp trong giảng dạy.
- Thường xun tìm hiểu, nghiên cứu các bài học có thể phát triển thành dự án. Luôn cập nhật thời sự, lồng ghép và xây dựng nhiều loại dự án khác nhau, để luôn tạo hứng thú và hấp dẫn học sinh.
- Luôn lắng nghe ý kiến và những phản hồi của học sinh để kịp thời sữa chữa, bổ sung hay phát triển các dự án ngày càng hay và thiết thực hơn.