Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng trong Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT nội bộ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH hội AN (Trang 30 - 31)

Theo thông lệ tốt nhất hiện nay là khung KSNB theo báo cáo COSO năm 1992 và 17 nguyên tắc mở rộng của COSO 2013 và quan điểm về KSNB trong ngân hàng của Basel thì KSNB hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại được xây dựng theo 05 cấu phần đó là:

1.3.2.1. Môi trường kiểm soát

Đây là môi trường mà trong đó toàn bộ hoạt động kiểm soát nội bộ được triển khai, do đó nó ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống KSNB. Môi trường kiểm soát tốt sẽ là nền tảng quan trọng cho hoạt động hiệu quả của hệ thống KSNB, bao gồm các nội dung sau:

- Quan điểm, phong cách điều hành và tư cách của các nhà quản lý cao cấp: Các nhà quản lý cao cấp là người quyết định và điều hành mọi hoạt động của đơn vị. Vì vậy, quan điểm, đường lối quản trị cũng như tư cách của họ là trung tâm trong môi trường kiểm soát. Họ cần phải có trách nhiệm thiết kế vận hành các chiến lược, chính sách để xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng duy trì văn hóa tốt cho ngân hàng. Ban giám đốc và nhà quản lý cấp cao cần phải xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức, thiết lập một nền văn hóa tổ chức cho thấy tầm quan trọng của KSNB phổ biến rộng rãi đến tất cả nhân viên, và là tấm gương sáng để cho nhân viên làm theo.

- Cơ cấu tổ chức: Để chỉ đạo và kiểm soát hoạt động tín dụng của ngân hàng, cơ cấu tổ chức đóng một vai trò quan trọng. Một cơ cấu tổ chức tốt giúp cho quá trình thực hiện sự phân công, phân nhiệm, sự uỷ quyền, quá trình xử lý nghiệp vụ và ghi chép sổ sách được kiểm soát nhằm ngăn ngừa mọi dạng vi phạm. Một cơ

cấu tổ chức thích hợp và có hiệu quả, phải tuân thủ các nguyên tắc: Thiết lập được sự điều hành và kiểm soát trên toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng, không bỏ sót lĩnh vực nào đồng thời không có sự chồng chéo giữa các bộ phận; thực hiện sự phân chia ba chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghi chép sổ sách và bảo quản tài sản; bảo đảm sự độc lập tương đối giữa các bộ phận.

- Các chính sách, quy định của ngân hàng: Từ việc đánh giá hiệu quả hoạt động của KSNB hoạt động tín dụng, các văn bản, quy trình nghiệp vụ nhà quản lý ngân hàng phải thường xuyên điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các văn bản nội bộ phù hợp với tình hình thực tế và đúng với các văn bản pháp luật của nhà nước. Đây là những nguyên tắc hoạt động chung nên là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến KSNB hoạt động tín dụng.

- Nguồn nhân lực: Là nhân tố quan trọng trong kiểm soát nội bộ. Nếu lực lượng này yếu kém về năng lực, tinh thần làm việc và đạo đức thì dù đơn vị có thiết kế và duy trì một hệ thống kiểm soát nội bộ rất đúng đắn và chặt chẽ thì cũng không thể phát huy hiệu quả. Một đội ngũ cán bộ, nhân viên tốt sẽ giúp giảm bớt những hạn chế vốn có của hệ thống kiểm soát nội bộ. Ngân hàng cần có hệ thống văn bản thống nhất quy định chi tiết việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân viên, đề bạt, trả lương, phụ cấp để khuyến khích mọi người làm việc liêm chính, hiệu quả. Bên cạnh đó cũng cần có chính sách đào tạo, nâng cao kỹ năng công việc thường xuyên cho nhân viên.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT nội bộ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH hội AN (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w