- Hằng năm, Trụ sở chính sẽ tổ chức chương trình khách hàng bí mật để đánh giá cách ứng xử, phong cách làm việc của nhân viên và phản hồi lại Chi nhánh để
c. Biện pháp phòng ngừa:
Trên cơ sở kết quả đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng, BIDV thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro trong hoạt động tín dụng như:
- Từng bước điều chỉnh, hoàn thiện chính sách, quy định nghiệp vụ;
- Thực hiện sắp xếp, bố trí, luân chuyển, đào tạo cán bộ: đối với giao dịch viên sẽ thực hiện luân chuyển đột xuất 6 tháng -1 năm/lần, đối với cán bộ quản lý khách hàng tối đa 2 năm/lần, với lãnh đạo các phòng sẽ thực hiện luân chuyển tối đa 5 năm/lần giữa các phòng hoặc giữa các bộ phận với nhau. Đối với cán bộ thường xuyên tham gia các khóa đào tạo về quy trình, nghiệp vụ mới, thực hiện kỳ thi kiểm tra năng lực chuyên môn hằng năm về các kiến thức nghiệp vụ, quy trình, chính sách tín dụng để tránh việc không cập nhật kiến thức kịp thời, thực hiện cho vay không đúng quy định.
- Không ngừng nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ cảnh báo, hệ thống cảnh báo nợ cần chú ý, nợ quá hạn, nợ xấu. Cuối mỗi tháng ban quản lý rủi ro tín dụng sẽ gởi thông tin các khoản vay chưa thu nợ quá 10 ngày để Chi nhánh có kế hoạch phân loại nợ, thông tin các khoản vay bị chuyển sang nhóm nợ cần chú ý, nợ quá hạn ở Ngân hàng khác để xử lý thu hồi nợ hoặc trích lập dự phòng rủi ro.
- Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo nguyên tắc: trích lập dự phòng cụ thể trước, trích lập dự phòng chung sau, trích lập theo thứ tự khoản nợ, theo mức độ
rủi ro của khách hàng. Số tiền trích lập dự phòng rủi ro cụ thể được tính theo công thức sau:
R=Trong đó: Trong đó:
- R là tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng.
-
Là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng của các khoản nợ từ thứ 1- đến thứ n
- Ri là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i và được xác định theo công thức: Ri = (Ai - Ci) x r
Trong đó:
“Ai”là Số dư nợ gốc thứ i;
“Ci” là giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm của khoản nợ thứ i.
“r” là tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm (Nhóm 1:0%; nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%)
- Bên cạnh đó, BIDV Hội An còn kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng bằng cách thiết lập giới hạn tín dụng tương ứng với mức độ rủi ro mà Ngân hàng có thể chấp nhận được đối với mỗi khách hàng, đối với mỗi lĩnh vực ngành nghề cũng như thiết lập giới hạn tín dụng trung dài hạn phù hợp với cơ cấu huy động vốn. Hệ thống giới hạn kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm các chỉ tiêu sau:
Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và nhóm khách hàng liên quan so với tổng dư nợ
Tổng dư nợ cấp tín dụng đối với một công ty con, hoặc một công ty liên kết của Ngân hàng hoặc một doanh nghiệp mà Ngân hàng nắm quyền kiểm soát so với tổng dư nợ
Tổng mức dư nợ cho vay 10 khách hàng lớn nhất so với tổng dư nợ
Tổng mức dư nợ cho vay 01 ngành,lĩnh vực so với tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu tối đa trên tổng dư nợ
Tỷ lệ dư nợ không có tài sản bảo đảm so với tổng dư nợ
2.1.2.3. Hoạt động kiểm soát nội bộ tại BIDV Hội An