những điều kiện cần để xem xét, đánh giá cho vay. Khi đánh giá khía cạnh đảm bảo tiền vay, cán bộ ngân hàng phải xem xét nếu khách hàng không trả được nợ vay thì ngân hàng sẽ thu nợ từ nguồn bán các tài sản đã được dùng làm đảm bảo. Vì vậy khi đánh giá tài sản đảm bảo ngân hàng phải căn cứ vào các yếu tố như: tuổi thọ, giá trị và giá trị sử dụng của tài sản, khả năng chuyển nhượng, mua bán tài sản trên thị trường.
- Thứ năm, các điều kiện khác (Conditions): liên quan đến hoàn cảnh kinh tế của từng địa phương, từng quốc gia. Hoạt động của khách hàng có ảnh hưởng thế nào đến toàn bộ nền kinh tế. Nếu nền kinh tế bị suy thoái, liệu doanh số của khách hàng có giảm mạnh hay không, hoặc có thể không bị ảnh hưởng. Những công ty có doanh số ổn định không bị ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế thì thông thường sẽ được các ngân hàng ưu ái hơn.
3.2.3.3. Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo
Ngoài việc phân tích khả năng trả nợ của phương án thì công tác thẩm định tài sản thế chấp là một khâu quan trọng trong quá trình quyết định cho vay. Tài sản thế chấp là cơ sở pháp lý để ngân hàng có thể xử lý thu hồi nợ khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình, cũng là áp lực cho các doanh nghiệp có trách nhiệm trả nợ và thực hiện nghĩa vụ của mình. Để có cơ sở xác định giá trị tài sản và hạn
chế rủi ro cho chi nhánh cần phải xem trọng quy trình thẩm định tài sản thế chấp, xây dựng quy trình cụ thể, đặc thù cho từng loại tài sản.
Với tình hình biến động của nền kinh tế hiện nay, dư nợ tín dụng đang tăng trưởng nóng. Do đó chi nhánh nên hạn chế nhận thế chấp tài sản có tính thanh khoản không cao và khó quản lý như hàng tồn kho, lô hàng, quyền đòi nợ, quyền khai thác có thế làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ vay.
Phải quy định và hướng dẫn cụ thể cách thức xác định giá trị từng loại tài sản thế chấp, tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị định giá của mỗi loại tài sản. Đối với bất động sản được phép xác định theo giá trị thị trường tuy nhiên đối với những tài sản vượt hệ số quyết định của cấp lãnh đạo Phòng cần phải trình duyệt qua bộ phận Quản lý rủi ro để thành lập tổ định giá hoặc thuê trung tâm thẩm định giá để có cơ sở xác định giá trị. Đối với tài sản là động sản thì có thể xác định giá trị dựa trên nguyên giá mua về, và giảm trừ chi phí khấu hao hoặc xác định theo giá thị trường tùy theo mức giá nào thấp hơn.
Thường xuyên yêu cầu bộ phận QLKH phối hợp với bộ phận QLRR để trực tiếp đánh giá, kiểm tra lại tài sản đảm bảo kịp thời, tránh tình trạng giá trị tài sản đã khấu hao hết hoặc hết giá trị sử dụng nhưng vẫn dùng để đảm bảo cho khoản vay. Quy định thời gian kiểm tra định kỳ đối với từng loại tài sản, hàng hóa, nguyên vật liệu tối đa 3 tháng/lần; tài sản cố định là máy móc thiết bị, phương tiện vận tài tối đa 6 tháng/lần; tài sản là bất động sản tối đa 1 năm/lần.
Chi nhánh phải đưa ra quy định thành phần tổ định giá, thực hiện tách bạch giữa bộ phận thẩm định khách hàng và thẩm định tài sản để tránh những ý kiến chủ quan trong công tác đánh giá hoặc lợi dụng mối quan hệ để tăng giá trị tài sản đảm bảo đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Đối với từng loại tài sản đảm bảo có hồ sơ pháp lý và phương pháp định giá khác nhau. Đảm bảo yêu cầu định giá tài sản đảm bảo nợ vay một cách độc lập, giá trị tài sản cần định giá gần với giá thị trường, không gây ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng như rủi ro cho phía Ngân hàng. Không để tình trạng cán bộ định giá dựa trên nhu cầu vay vốn của khách hàng.
3.2.3.4. Xây dựng bộ phận pháp chế thuộc Phòng Quản lý rủi ro
Đây là việc làm cần thiết đối với Chi nhánh có nhiều cán bộ trẻ làm công tác tín dụng, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế do đó khó khăn trong việc tiếp cận nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn do Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, BIDV ban hành. Mặc khác, hiện nay Chi nhánh còn đang phải hoàn thiện nhiều hồ sơ nợ xấu của khách hàng, khởi kiện ra toà để phát mãi tài sản thu hồi nợ theo đúng quy định.
Với những lý do trên để đảm bảo kiếm soát tín dụng trong vấn đề pháp lý và hạn chế rủi ro. Thiết nghĩ nên đào tạo một số cán bộ có kinh nghiệm tham gia các khóa bồi dưỡng ngành luật, hoặc tuyển cán bộ được đào tạo chuyên ngành luật để thực hiện các nhiệm vụ cần thiết như: