Chính sách nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT nội bộ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH hội AN (Trang 52 - 56)

- Hằng năm, Trụ sở chính sẽ tổ chức chương trình khách hàng bí mật để đánh giá cách ứng xử, phong cách làm việc của nhân viên và phản hồi lại Chi nhánh để

d. Chính sách nguồn nhân lực

Với phương châm coi đội ngũ người lao động là nhân tố chủ yếu quyết định sự thành công của ngân hàng, Ban lãnh đạo BIDV Hội An chú trọng việc phát triển và củng cố đội ngũ cán bộ công nhân viên đảm bảo thu hút nhân tài, tạo ra động lực làm việc và khả năng làm việc. Các hoạt động chủ yếu của BIDV như sau:

chính sách nhân sự được phê duyệt bởi Ban lãnh đạo Ngân hàng và giúp các Chi nhánh sàng lọc cán bộ.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá trình độ, kỹ năng và khả năng làm việc của các ứng viên khi tuyển dụng dựa trên các chuẩn mực về nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn và bằng cấp phù hợp

- Xây dựng hệ thống mục tiêu kỳ vọng theo cấp, bậc và lĩnh vực làm việc cho tất cả các nhân viên để tạo động lực trong công việc và đồng thời cũng giúp nhân viên ý thức được sự cần thiết của việc tiếp tục học tập và nâng cao kiến thức để phục vụ cho công việc

- Tổ chức các khóa tập huấn cho nhân viên mới và tập huấn nghiệp vụ cho các nhân viên trong trường hợp có những thay đổi ảnh hưởng đến việc thực hiện quy trình nghiệp vụ hoặc các yêu cầu mới về chuẩn mực nghề nghiệp

- Xây dựng các tiêu chuẩn về kinh nghiệm, kỹ năng, chuẩn mực đạo đức và hệ thống kiểm soát nội bộ đối với từng vị trí nghiệp vụ.

- Tổ chức đánh giá và xếp hạng nhân viên thường niên dựa trên kết quả làm việc của từng nhân viên so với các mục tiêu kỳ vọng được xây dựng cho nhân viên đó - Hướng tới đánh giá kết quả làm việc của cán bộ dựa trên chỉ tiêu KPI nhằm kiểm soát cả về mặt số lượng và chất lượng công việc

- Xây dựng các chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút và duy trì được đội ngũ lao động chất lượng cao thông qua các chính sách lương cạnh tranh, thưởng theo kết quả làm việc, đảm bảo nghĩa vụ khác với người lao động theo Luật lao động và có chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho các vị trí nhân sự chủ chốt.

2.1.2.2. Đánh giá rủi roa. Nhận dạng rủi ro a. Nhận dạng rủi ro

Đây là một trong những khâu quan trọng trong quá trình xét duyệt vốn vay và cũng là một trong những biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng xảy ra tại BIDV Hội An. Với khâu đầu tiên thực hiện trước khi cho vay này, các cán bộ quản lý khách hàng xem xét, phân tích đánh giá tư cách, tình hình tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng và tính khả thi của phương án vay vốn và

dự án mà khách hàng đưa ra.

Khi xem xét tư cách khách hàng, các cán bộ Ngân hàng có thể nhận diện được ý đồ, thiện chí hợp tác của khách hàng. Đối với khách hàng có thái độ hợp tác, đó là tạo điều kiện cung cấp cho Ngân hàng những thông tin liên quan một cách đầy đủ, chính xác, nhanh chóng. Còn đối với những khách hàng có thái độ nóng vội, chấp nhận mọi mức lãi suất do ngân hàng đưa ra, trì hoãn cung cấp thông tin thì có biện pháp cân nhắc phù hợp đối với khách hàng vay.

Bên cạnh đó đầu mỗi năm, Chi nhánh tiến hành đánh giá toàn diện tình hình tất cả các khách hàng với các phân tích chi tiết về tình hình tài chính (các chỉ tiêu tài chính, khoản phải thu, nợ phải trả, tồn kho,…), sản xuất kinh doanh (doanh thu, lỗ lãi, các chi phí,…), phân tích và dự báo dòng tiền, về quan hệ tín dụng với các Ngân hàng, về tài sản đảm bảo tiền vay, về phương hướng quan hệ trong năm tới,…. Các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Chính vì vậy mà yếu tố này luôn được BIDV Hội An phân tích một cách chi tiết, cụ thể trên nhiều khía cạnh, chỉ tiêu đo lường khác nhau. Từ đó thấy được tình hình thu nhập hiện tại của khách hàng và so sánh với thu nhập dự kiến của khách hàng sau khi đầu tư xem có khả thi hay không.

b. Đánh giá rủi ro

Việc đánh giá rủi ro của khoản vay được thực hiện đối với tất cả các khách hàng để BIDV Hội An có điều kiện theo dõi và đánh giá cấp độ rủi ro của từng trường hợp và từ đó phân tích, đưa ra các phương án xử lý kịp thời. Thực hiện quy trình, quy định của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIDV Hội An thực hiện xếp loại khách hàng thông qua hệ thống các tiêu chí tài chính và phi tài chính theo chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ trước khi khách hàng vay vốn và thực hiện đánh giá lại định kỳ hằng quý đối với khách hàng là doanh nghiệp để có biện pháp điều chỉnh chính sách tín dụng phù hợp.

Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được BIDV xếp thành 10 mức xếp hạng và phân thành 7 nhóm khách hàng bao gồm: Nhóm 1: AAA; Nhóm 2: AA; Nhóm 3: A; Nhóm 4: BBB; Nhóm 5: BB; Nhóm 6: B, CCC, CC; Nhóm 7:

C, D để áp dụng chính sách theo từng nhóm, cụ thể về các nhóm khách hàng đươc mô tả theo như Phụ lục 2.

Các chỉ tiêu tài chính trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ BIDV đang áp dụng gồm các chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu đòn cân nợ, chỉ tiêu thu nhập theo như công thức tính toán được nêu tại Phụ lục 3.

Thông tin phi tài chính sẽ được sắp xếp thành 5 nhóm chỉ tiêu sau: Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, Trình độ quản lý và môi trường nội bộ, Quan hệ với Ngân hàng, Các nhân tố bên ngoài, Các đặc điểm hoạt động khác cụ thể tại Phụ lục 4. Theo đó các chỉ tiêu sẽ được tính toán như sau:

Điểm xếp hạng = điểm cho thông tin tài chính x tỷ trọng + điểm cho thông tin phi tài chính x tỷ trọng.

Tỷ trọng cho thông tin phi tài chính = 60%. Tỷ trọng cho thông tin tài chính nếu BCTC được kiểm toán = 40%, không được kiểm toán = 35%.

Thang xếp hạng và phân loại nợ:

Điểm xếp hạng Mức xếp hạng Phân loại nợ

Từ 90-100 AAA Nhóm 1 Từ 80-90 AA Nhóm 1 Từ 70-80 A Nhóm 1 Từ 65-70 BBB Nhóm 2 Từ 60-65 BB Nhóm 2 Từ 50-60 B Nhóm 3 Từ 45-50 CCC Nhóm 3 Từ 40-45 CC Nhóm 3 Từ 35-40 C Nhóm 4 Dưới 35 D Nhóm 5

Thông qua công tác đánh giá rủi ro và xếp loại khách hàng, kết quả đạt được thể hiện ở nhiều khía cạnh. Thứ nhất, việc thực hiện đánh giá đã thực hiện góp phần đánh giá được rủi ro ở các khâu: đánh giá phân tích khách hàng, khoản vay, dự án; phê duyệt tín dụng; quản lý tín dụng và giám sát tín dụng. Thứ hai, việc đánh giá rủi ro là cơ sở để đánh giá tín dụng ban đầu và rà soát tín dụng một cách liên tục, cảnh báo được các khoản tín dụng có dấu hiệu bị giảm giá hoặc không thực hiện đúng chính sách, quy chế tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và BIDV. Thứ ba, giúp quản

lý các khoản vay có vấn đề, định giá được khoản vay (chính sách lãi suất) dựa vào mức độ rủi ro, giúp đưa ra được định hướng tiếp tục cung cấp hoặc hạn chế tín dụng, và cung cấp cơ sở quan trọng để trích dự phòng rủi ro.

Việc xếp hạng khách hàng ban đầu đã thực thi chính sách phân đoạn thị trường với những khách hàng đặc trưng của mảng thị trường đó, đồng thời thực thi có lộ trình chính sách đối với từng phân đoạn thị trường đã định ra, trong đó định giá tín dụng, xu hướng quan hệ mở rộng, duy trì, giảm dần hay rút lui, các sản phẩm dịch vụ tiện ích được triển khai như là các cấu phần quan trọng nhất

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT nội bộ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH hội AN (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w