Những hạn chế của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Hội An

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT nội bộ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH hội AN (Trang 76 - 79)

- Việc theo dõi để phân tích phương án vay vốn trong báo cáo đề xuất tín dụng của một số khách hàng chưa phù hợp với quy định: Khách hàng có nhiều lĩnh

2.3.2.1. Những hạn chế của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Hội An

trường hợp khách hàng mượn đã áp dụng biện pháp ký quỹ hoặc thay thế bằng một tài sản khác tương đương.

Một hệ thống KSNB vững mạnh sẽ giúp đem lại các lợi ích cho ngân hàng. Đảm bảo tín chính xác của các số liệu kế toán và các BCTC của ngân hàng; giảm bớt rủi ro gian lận hoặc trộm cắp đối với ngân hàng do bên thứ ba hoặc nhân viên của ngân hàng gây ra; giảm bớt rủi ro sai sót không cố ý của nhân viên mà có thể gây tổn hại cho ngân hàng; giảm bớt rủi ro không tuân thủ chính sách và quy định kinh doanh của ngân hàng, và ngăn chặn việc tiếp xúc những rủi ro không cần thiết do quản lý rủi ro chưa đầy đủ.

Thời gian qua, BIDV Hội An là một chi nhánh mới phải chịu một sức ép cạnh tranh khá lớn từ các Ngân hàng TMCP mới thành lập trên địa bàn, thị phần bị thu lại. Nhưng nhờ những chính sách mới mẻ thu hút khách hàng và đội ngủ nhân viên hoạt động trong chi nhánh rất có chuyên môn, kỹ thuật, học tập có nhiều kinh nghiệm, phong cách làm việc chuyên nghiệp và có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, nên chi nhánh vẫn giữ vững và tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng lớn, cung cấp vốn tín dụng cho nhiều doanh nghiệp cũng như những dự án kinh tế khác nhau.

2.3.2. Những hạn chế của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Hội Anvà nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân chủ yếu

2.3.2.1. Những hạn chế của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV HộiAn An

Về môi trường kiểm soát

- Mô hình kiểm soát hoạt động tín dụng còn nhiều bất cập. Có sự kiêm nhiệm trong quá trình phê duyệt tín dụng, cán bộ quản lý khách hàng vừa làm công tác thẩm định vừa trình cấp lãnh đạo xét duyệt hồ sơ đối với những hồ sơ trong thẩm

quyền của Phòng. Chính điều đó dễ dẫn đến những rủi ro do cán bộ có trình độ yếu kém không thẩm định chính xác khách hàng, cán bộ thẩm định khách hàng cao hơn so với thực tế hoặc cấu kết với khách hàng giả mạo hồ sơ mặc dù khách hàng không đủ điều kiện vay vốn

Về công tác đánh giá rủi ro vẫn còn nhiều hạn chế

- Hệ thống nhận diện và đánh giá rủi ro chưa được xây dựng thành một quy trình rõ ràng, còn mang tính cảm tính, các quyết định cho vay chưa thực sự đảm bảo tính khách quan, không đánh giá đầy đủ và đúng năng lực thực tế của khách hàng, còn dựa vào cảm tính dễ dẫn đến rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Trong quá trình thẩm định, xét duyệt và phán quyết cho vay cũng như quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay còn sao nhãng, chưa thực sự đi sâu đi sát vào tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng nên nhiều khi có dấu hiệu rủi ro, những dấu hiệu khó khăn mà khách hàng gặp phải chưa được phát hiện kịp thời. Hạn mức và thời gian cho vay nhiều khoản tín dụng chưa phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Cán bộ chưa kiểm soát được nguồn thông tin khách hàng khách hàng cung cấp có trung thực hay không.

- Mặc dù đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tuy nhiên hệ thống này vẫn còn một số mặt tồn tại như

+ Đánh giá theo một khung chỉ tiêu chung không phân biệt theo từng đặc thù ngành nghề

+ Một số chỉ tiêu chưa được phân rõ đối với khách hàng áp dụng một tài sản cho nhiều món vay làm ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng của khách hàng

+ Một số chỉ tiêu phi tài chính mang tính chủ quan của cán bộ chấm điểm do cán bộ không am hiểu về ngành nghề hoặc cố tình can thiệp làm kết quả chấm điểm của khách hàng không được khách quan và phản ánh đúng thực trạng khách hàng.

Về hoạt động kiểm soát

- Một số báo cáo thẩm định còn đơn giản, chưa đánh giá sâu sát tính khả thi của phương án và cơ sở lập nên phương án. Các số liệu khách hàng gởi là số liệu chưa được kiểm toán nên chưa chính xác và độ tin cậy thấp mà việc áp dụng chính sách khách hàng theo quy định của BIDV lại dựa vào quan hệ, tín nhiệm của khách hàng với Ngân hàng và kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ. Tuy nhiên việc chấm điểm hoàn toàn dựa vào báo cáo tài chính và thông tin khách hàng cung cấp, những

thông tin này chưa được kiểm toán nên độ tin cậy không cao. Nếu khách hàng làm ăn thua lỗ không thể bổ sung tài sản tăng thêm sẽ gây khó khăn và rủi ro cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, việc nhận thế chấp tài sản đảm bảo cho những khoản vay đối với Doanh nghiệp có nhu cầu vay lớn thường là hàng tồn kho, máy móc thiết bị… bên cạnh đó cộng thêm việc áp dụng chính sách khách hàng với tỷ lệ tài sản đảm bảo thấp, tính thanh khoản không cao dễ gây rủi ro cho Ngân hàng.

- Chưa kiểm soát sự tuân thủ của cán bộ dẫn đến công tác kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng còn mang tính hình thức, cán bộ chỉ kiểm tra tình hình sử dụng vốn thông qua thông tin khách hàng cung cấp, chưa theo sát tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của khách hàng và việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích

- Định kỳ hằng năm, việc đánh giá lại tài sản cũng chỉ mang tính hình thức, không đánh giá đúng thực trạng tài sản, đối với một số tài sản như hàng tồn kho, máy móc thiết bị không được để riêng biệt với các hàng hóa không thế chấp hoặc thế chấp ở tổ chức khác dẫn đến khó khăn trong công tác kiểm đếm và quản lý. Một số trường hợp khách hàng đã thay đổi Giấy chứng nhận sở hữu tài sản nhưng Ngân hàng vẫn nhận thế chấp theo Giấy tờ cũ hoặc đối với những tài sản hộ gia đình thủ tục pháp lý còn lỏng lẻo dẫn đến dễ phát sinh rủi ro, khiếu kiện và gây khó khăn trong công tác xử lý tài sản đảm bảo

- Hiện nay, cán bộ quản lý khách hàng là người soạn thảo các văn bản ký kết với khách hàng như Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp…mà các cán bộ này không thuộc chuyên ngành luật nên dễ dẫn đến soạn thảo sai làm văn bản vô hiệu.

Về hệ thống thông tin và truyền thông

- Mặc dù hệ thống Ngân hàng đã có cổng thông tin chung tuy nhiên chưa có bộ phận nào tập hợp các văn bản mới kịp thời dẫn đến cán bộ phải lên cổng trang web nội bộ để tìm kiếm công văn, chế độ đôi lúc sẽ không tìm đến được văn bản mới nhất và mất thời gian.

- Công việc thu thập thông tin bên ngoài còn hạn chế, chỉ mới tra cứu được thông tin về tình hình tín dụng và tài sản của khách hàng qua CIC, chưa có nguồn thông tin chính thống nào về tình hình kinh tế, thị trường sản phẩm vay của khách

hàng dẫn đến ảnh hưởng đến việc thẩm định và xác định khả năng trả nợ của khách hàng.

Về hoạt động giám sát

- Chất lượng kiểm toán nội bộ, kiểm soát định kỳ chưa cao, hoạt động giám sát mang tính hình thức, chỉ kiểm tra theo kế hoạch của Hội sở chính giao hoặc khi có sự việc xảy ra. Các cuộc kiểm tra, kiểm toán về tín dụng chỉ phát hiện được những vi phạm về tính tuân thủ, không phát hiện được các gian lận, rủi ro tiềm tàng trong các khoản vay. Việc kiểm tra trực tiếp của Hội sở chính thường rất ít với tần suất mỗi trung bình 2 năm một lần do cách trở về địa lý, nguồn nhân lực kiểm tra nội bộ còn mỏng.

- Không bố trí bộ phận KSNB riêng biệt mà chức năng KSNB do phòng quản lý rủi ro và quản trị tín dụng của Chi nhánh kiêm nhiệm nên việc kiểm tra đánh giá tính tuân thủ quy trình quy định chưa được thực hiện thường xuyên vì phải tập trung vào công tác thực hiện kế hoạch kinh doanh, bên cạnh đó kết quả kiểm tra có thể chịu sự điều hành của Ban giám đốc.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT nội bộ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH hội AN (Trang 76 - 79)