Nhận định thị trường:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN NGHIỆP vụ SALE cước vận tải ĐƯỜNG BIỂN tại CÔNG TY TNHH DỊCH vụ TIẾP vận TOÀN cầu (Trang 28 - 29)

Tổng quan về thị trường sale cước vận tải biển tại Việt Nam:

Như các thông tin đã phân tích ở trên về lịch sử hình thành vận tải biển quốc tế, vận tải biển Việt Nam và vai trò của vận tải biển trong hoạt động kinh doanh logistics, thị trường kinh doanh sale cước vận tải biển tại Việt Nam liên tục tăng trưởng trong thời gian gần đây.

Theo số liệu thống kê từ trang Vietdata, hoạt động vận tải biển liên tục tăng trưởng:

-Tính đến tháng 12/2018, đội tàu biển Việt Nam có 1.593 tàu (trong đó tàu vận tải hàng hóa là 1.128 tàu) với tổng dung tích 4,8 triệu GT và tổng trọng tải khoảng 7,8 triệu DWT. Theo số liệu thống kê của Diễn đàn Thương mại và phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD), năm 2018, đội tàu Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN và thứ 30 trên thế giới.

-Cơ cấu đội tàu biển Việt Nam trong thời gian qua đã có bước cải thiện đáng kể, đội tàu phát triển theo hướng chuyên dụng hóa, đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa trong nước. Cụ thể, đội tàu container Việt Nam tăng trưởng khá tốt, số lượng tàu tăng từ 19 tàu trong năm 2013 lên 41 tàu trong năm 2018, tăng bình quân khoảng 20%/năm.

-Năm 2018, tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam thực hiện ước đạt 144,6 triệu tấn, khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 153.079 triệu tấn km, tăng 10,9% so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 55,6% trong tổng lượng hàng hóa luân chuyển của tất cả các phương thức vận tải. Đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam hiện đã đảm nhận được gần 100% lượng hàng vận tải nội địa bằng đường biển, trừ một số tàu chuyên dụng như LPG, xi măng rời… Tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển của các phương tiện thủy nội địa năm 2018 ước đạt 171,6 triệu tấn, tăng 30,5% so với năm 2017.

-Tỷ trọng lượng hàng thông qua hệ thống cảng biển của phương tiện thủy nội địa đã tăng 11,5% trong giai đoạn 2016 – 2018.

Miền Trung Việt Nam với chiều dài hơn 1000 km bờ biển với rát nhiều cảng biển, trong đó có các cảng biển nước sâu. Hàng năm, KV Miền trung tạo ra khoảng 20% GDP. Tuy nhiện, Vận tải biển của Miền Trung vẫn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của Khu vực: lượng hàng hóa thông qua các cảng chưa tới 10% lượng hàng của cả nước và hàng năm, đội tàu tại đây cũng chỉ khai thác được 4-5% sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu.

Với lợi thế vị trí địa lý thuận lợi , Miền Trung đang hình thành và phát triển các KCN ven biển, đầu tư các cảng biển nước sâu để khai thác các tiềm năng của biển, bao gồm phát triển đội tàu vận tải biển.

Hiện nay: cảng Đà Nẵng cả cảng biển hiện đại và lớn nhất Khu vực miền Trung với lượng tàu ra vào cảng hơn 2.000 lượt, trong đó tàu container gần 1.130 lượt, là trung tâm xuất nhập khẩu hàng hóa tại Miền Trung. Có thể thấy, các tuyến vận tải biển qua cảng Đà Nẵng là rất đa dạng và ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN NGHIỆP vụ SALE cước vận tải ĐƯỜNG BIỂN tại CÔNG TY TNHH DỊCH vụ TIẾP vận TOÀN cầu (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w