Các quy định, chính sách điều hành của Cơ quan nhà nước:
Dịch vụ logistics liên quan tới vận tải biển chịu sự tác động của các điều ước quốc tế như: Công ước Brussel (1924), Nghị định thư Visby (1968), Công ước Hamburg (1978).
Hệ thống luật pháp pháp Việt Nam liên quan tới logistics dần được hình thành và hoàn thiện. Luật Thương mại năm 2005 đã thay thế Luật Thương mại 1997, trong đó thuật ngữ "logistics" được thay cho dịch vụ giao nhận trước kia. Năm 2005, Bộ Luật Hàng hải sửa đổi Bộ Luật Hàng hải 1990, phù hợp dần với luật quốc tế. Năm 2006, Việt Nam chính thức công nhận Công ước tạo điều kiện thuận lợi cho tàu biển ra vào cảng biển (FAL-65). Đồng thời với Bộ luật Hàng hải, các luật về hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, Luật Hải quan, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm... cũng ra đời.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics được quy định tại Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Dịch vụ logistics liên quan tới vận tải biển chịu sự tác động của các điều ước quốc tế như Công ước Brussel (1924), Nghị định thư Visby (1968), Công ước Hamburg (1978). Liên quan tới vận tải hàng không có Công ước Vacsava (1929), Nghị định thư Hague (1955), Nghị định thư Montreal (1975), Công ước Montreal (1999).
Bên cạnh đó, còn có Công ước thống nhất thủ tục hải quan Kyoto (1973), Công ước quốc tế vận tải đa phương thức (1980). Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt (1951), Quy tắc của UNCTAD/ICC về chứng từ vận tải đa phương thức (1992),... Có thể nói, các công ước cũng như tập quán quốc tế được hình thành chủ yếu từ các nước phát triển, sau đó được công nhận và trở thành quy định chung điều chỉnh hoạt động logistics quốc tế.
Khi Việt Nam trở thành thành viên ASEAN, dịch vụ logistics còn chịu tác động của các thỏa thuận tại khu vực như Hiệp định vận tải qua biên giới (1999);
Hiệp định tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh (1968); Hiệp định khung vận tải đa phương thức ASEAN (2005). Trong quá trình kinh doanh dịch vụ logistics, các doanh nghiệp cũng phải thực hiện các tập quán quốc tế, chẳng hạn, điều kiện giao nhận hàng (Incoterms); quy tắc thực hiện tín dụng chứng từ; bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, giao nhận...
Năm 2017 đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ trong việc hoàn thiện khung pháp lý và chính sách liên quan đến logistics. Từ việc Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 cho đến việc sửa đổi và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại thương, thủ tục hải quan và kiểm tra chuyên ngành.
Các cơ sở hạ tầng logistics:
Trong chuỗi cung ứng, logistics là hoạt động bắt buộc ở mọi công đoạn, kể từ khi nhập nguyên vật liệu, vận chuyển nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, vận chuyển sản phẩm và lưu trữ kho bãi (Viện nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam 2011). Nhiệm vụ của logistics là đảm bảo sự sẵn có và thông suốt của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, trong đó cơ sở hạ tầng logistics giữ một vai trò quan trọng. Hiện nay, chưa có một khái niệm cụ thể nào về cơ sở hạ tầng logistics. Tuy nhiên, có một số ít các nhà nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã đưa ra những quan niệm khác nhau về cơ sở hạ tầng logistics. “Cơ sở hạ tầng logistics là các yếu tố cơ bản trong hoạt động của mạng lưới logistics thông qua việc tích hợp các phương thức vận tải hàng hải, hàng không và đường bộ” (A. A. Zuraimi và cộng sự, 2013).Theo Cf. Arnold và cộng sự (2008), “cơ sở hạ tầng logistics được hiểu là các nguồn vật chất cấu trúc không gian và kỹ thuật trong hệ thống logistics, bao gồm kho bãi, tài nguyên, các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào (quốc gia, quốc tế).
Cơ sở hạ tầng logistics là tổng thể các yếu tố vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động logistics nói chung và các dịch vụ logistics nói riêng diễn ra một cách bình thường (Nguyễn Thị Hải Hà, 2012). Cơ sở hạ tầng logistics thông thường được chia thành hai nhóm: cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là hệ thống những công trình vật chất kỹ thuật, các công trình kiến trúc và các phương tiện về tổ chức cơ sở hạ tầng mang tính nền móng cho sự phát triển
của ngành giao thông vận tải và nền kinh tế bao gồm hệ thống cầu, đường, cảng biển, cảng sông, nhà ga, sân bay, bến bãi và hệ thống trang thiết bị phụ trợ: thông tin tín hiệu, biển báo, đèn đường. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông là hệ thống thông tin được sử dụng để quản lý các quá trình lưu thông hàng hóa và thông tin trong một công ty và các thiết bị sử dụng cho mục đích này như mạng máy tính, máy quét mã vạch,...(Joanna Nowakowska-Grunt, 2008).
Hệ thống các quy định về xuất – nhập khẩu, thanh toán quốc tế:
Hoạt động thanh toán quốc tế là một khâu rất quan trong trong hoạt động ngoại thương của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nếu hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra trôi chảy, thuận lợi sẽ kích thích hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh vì bán được hàng mà thu tiền vế nhanh chóng, tái sản xuất và xuất khẩu tiếp… điều này kích thích các doanh nghiệp xuất khẩu gia tăng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sẩn xuất, đất nước sẽ phát triển. Tương tự cho hoạt động nhập khẩu, nếu hoạt động thanh toán an toàn, nhanh chóng, uy tín, điều này giúp cho các đối tác nước ngoài hoàn toàn tin tưởng và nhiệt tình trong giao hàng hóa, thậm chí là cho trả chậm, hoặc chấp nhận chia nhỏ giá trị hợp đồng để thanh toán từng đợt…