Mối quan hệ giữa các bộ phận trong nhà hàng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH PHỤC vụ bàn tại NHÀ HÀNG BANJIRO (Trang 33 - 35)

Trong một nhà hàng để có thể tạo ra một sản phẩm phục vụ khách thì đòi hỏi phải có sự thống nhất, hỗ trợ hoạt động giữa các bộ phận trực tiếp và gián tiếp phục vụ khách. Nói cách khác, thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận trong nhà hàng là cần thiết để tạo được sản phẩm có chất lượng, vì những mục tiêu chung:

- Đảm bảo chất lượng phục vụ của nhà hàng: sản phẩm của nhà hàng là sản phẩm tổng hợp của nhiều hoạt động, chất lượng dịch vụ của nhà hàng là chất lượng chung của tất cả các hoạt động từ 3 bộ phận: bàn, bếp, bar. Khách hàng đánh giá nhà hàng thông qua dịch vụ ăn uống. Do vậy, muốn đạt được mục tiêu chung: mang lại sự hài lòng cho khách hàng và đạt lợi nhuận cao, các bộ phận trong nhà hàng phải phối hợp với nhau để tạo ra sản phẩm đồng bộ chất lượng cao, thỏa mãn sự hài lòng của khách.

- Phối kết hợp giữa các bộ phận giúp cho từng bộ phận hoàn thành nghĩa vụ của bộ phận mình: mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt, bộ phận bếp có nhiệm vụ chế biến món ăn, bộ phận bar có nhiệm vụ pha chế đồ uống, bộ phận bàn có nhiệm vụ chuyển bán các sản phẩm các sản phẩm của bếp, bar đến cho khách. Bộ phận bàn muốn phục vụ tốt,nhanh và đúng các yêu cầu ăn uống của khách thì bộ phận bàn phải có sự giúp đỡ của bộ phận bếp,bar hỗ trợ (chế biến nhanh, ngon, đúng yêu cầu của khách) trong việc cung cấp các món ăn. Ngược lại, để bếp, bar chế biến ngon, đúng theo yêu cầu của khách cần sự hỗ trợ của bộ phận bàn: ghi đúng, chính xác yêu cầu của khách. Nói chúng các bộ phận trong nhà hàng cần phải phối hợp với nhau chặt chẽ thì mới có thể hoàn thành công việc của mình một chách chính xác và nhanh chóng, nghĩa là có mối quan hệ độc lập nhưng cũng giúp đỡ, tương hỗ tương hợ lẫn nhau.

Sự phối hợp giữa các bộ phận sẽ quyết định tới hiệu quả kinh doanh của nhà hàng doanh thu và lợi nhuận của nhà hàng muốn nhắm đến khi phục vụ khách. Vì vậy, dù bàn, bếp, bar hoạt động độc lập hay hỗ trợ cũng phải phối hợp nhau chặt chẽ nhằm giảm thiểu sai sót khi phục vụ, tiết kiệm thời gian, công sức…giúp hoạt động kinh doanh của nhà hàng đạt hiệu quả cao.

Mối quan hệ giữa các bộ phận trong nhà hàng: - Mối quan hệ giữa bộ phận bàn với bộ phận bếp:

Bộ phận bếp cần thường xuyên thông báo về khả năng phục vụ, chế biến của bộ phận mình cho bộ phận bàn cung cấp thông tin, nhận yêu cầu, tiếp thị đối với khách. Bộ phận bàn nhận yêu cầu của khách chuyển cho bếp để chế biến các món ăn phục vụ khách. Bộ phận bàn tiếp nhận ý kiến về các món ăn, chế biến sau đó thông báo cho bộ phận bếp để chia sẻ thông tin và cải tiến sản phẩm.

Bộ phần bàn tiếp nhận các món ăn từ bộ phận bếp và tiến hành phục vụ khách. Bộ phận bếp hỗ trợ bộ phận bàn trong việc phục vụ các món chế biến tại bàn hoặc cung cấp các thông tin của nhà hàng cho khách biết.Phối hợp với nhau trong việc chăm sóc và những công việc cần thiết khác.

- Mối quan hệ giữa bộ phận bàn và bộ phận bar:

Bộ phận bar cần thường xuyên thông báo về khả năng phục vụ cho bộ phận bàn biết. Bộ phận bàn nhận yêu cầu của khách về đồ uống và chuyển cho quầy bar để chuẩn bị, pha chế và phối hợp phục vụ .Bộ phận bàn tiếp nhận đồ uống từ bộ phận bar và tiến hành phục vụ khách. Phối hợp với nhau trong việc chăm sóc khách hàng một cách chu đáo.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH PHỤC vụ bàn tại NHÀ HÀNG BANJIRO (Trang 33 - 35)