Cơ cấu tổ chức của nhà hàng BANJIRO

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH PHỤC vụ bàn tại NHÀ HÀNG BANJIRO (Trang 41 - 45)

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của nhà hàng Banjiro

( Nguồn: Phòng nhân sự nhà hàng BANJIRO)

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Nhận xét:

Qua sơ đồ bộ máy tổ chức của nhà hàng, ta thấy bộ máy tổ chức của nhà hàng được tổ chức chặt chẽ với nhau, giữa các bộ phận với nhau có sự phối kết hợp để hoàn thành công việc. Nhìn vào sơ đồ ta có thể thấy quan hệ giữa các bộ phận với nhau là quan hệ trực tuyến giữa Giám đốc và quản lý, quản lý và các trưởng bộ phận, giữa nhân viên với các trưởng bộ phận của mình, điều này có thể hiểu được là đối với nhân viên của từng bộ phận, khi có

Gíam đốc Kế toán Quản lý nhà hàng TBP Bếp TBP Bàn Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên TBP Bar Bảo vệ

những thắc mắc, hay những tình huống phát sinh trong quá trình phục vụ khách thì họ có thể báo cáo trực tiếo với trưởng bộ phận của mình. Nếu sự việc ngoài tầm giải quyết của trưởng bộ phận, thì trưởng bộ phận sẽ báo cáo lên quản lý và nếu quản lý giải quyết không được sẽ báo lên Giám đốc. Và ngược lại, khi Giám đốc đưa ra những thông báo hay quyết định đến toàn thể nhân viên thì tùy theo tính chất phổ biến của thông báo mà Giám đốc quyết định phổ biến trực tiếp cho nhân viên hay thông qua trưởng bộ phận. Quan hệ chức năng đó là giữa các bộ phận với nhau trong nhà hàng, là mối quan hệ hộ trợ lẫn nhau cùng làm việc, tạo nên một bộ máy làm việc vừa độc lập vừa có sự tương tác.

Với mô hình tổ chức trên có những ưu điểm nổi trội là cơ cấu tổ chức đơn giản không rườm rà và chồng chéo lẫn nhau. Trách nhiệm và quyền hạn được phận chia một cách rõ ràng giữa các phòng ban, bộ phận. Với sơ đồ này, các thông tin được tuyền đạt từ cấp trên một cách dễ dàng chỉ thông qua trưởng các bộ phận là có thể tới được toàn thể nhân viên trong nhà hàng, do vậy thông tin được truyền đi một cách chính xác và nhanh chóng, hạn chế bị nhiễu, sai lệch thông tin.

Nhìn chung, sơ đồ tổ chức của nhà hàng đơn giản, khá hợp lý, điều này giúp cho công tác điều hành, quản lý của Giám đốc nhà hàng được dễ dàng và nâng cao hiệu quả công việc kinh doanh của nhà hàng.

Tuy nhiên, trong kiểu cơ cấu này giám đốc doanh nghiệp là người trực tiếp giải quyết các mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận để tạo sự nhất quán trong chính sách kinh doanh. Do đó đòi hỏi Giám đốc doanh nghiệp phải thường xuyên có mặt tại nhà hàng.

Chức năng của từng bộ phận:

-Giám đốc : là người đứng đầu nhà hàng, nắm quyền quyết định cho các chính sách

hoạt động của nhà hàng như :các quyết định về mục tiêu trong tương lai,định hướng phát triển…với sự tham mưu của các phòng ban có chức năng tham mưu,cố vấn như phòng kinh

doanh tiếp thị,phòng kế toán, phòng nhân sự. Đồng thời cũng là người điều hành giám sát các hoạt động của nhà hàng thông qua Quản lý nhà hàng hoặc trợ lí giám đốc và các trưởng bộ phận.Và cũng là người chịu trách nhiệm về sự phát triển của nhà hàng cũng như tuân thủ luật pháp và các quy tắc an toàn trong nhà hàng.

-Quản lý nhà hàng : chịu trách nhiệm điều hành chính trong hoạt động kinh doanh

của nhà hàng.Nắm chức năng hành chính cao nhất về quản lí nhà hàng dưới sự lãnh đạo và chỉ dẫn của giám đốc để lập kế hoạch công tác các nguyên tắc và qui định để đạt được mục tiêu kinh doanh đặt ra.Ngoài ra con kiêm tra chỉ đạo các bộ phận hoàn thành công việc ,chịu trách nhiệm phối hợp quan hệ và công việc giữa các bộ phận trong nhà hàng, ngoài ra chịu trách nhiệm về chính sách khuyến mãi quảng cáo sản phẩm của nhà hàng trên thị trường ,đảm bảo hình ảnh của nhà hàng trên thị trường luôn được chú ý đến giúp nhà hàng quảng bá hình ảnh ra thị trường không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài,nhằm đưa thông tin về sản phẩm nhà hàng đến với khách.Và cũng là nơi tiếp nhận các yêu cầu đặt bàn trước, sau đó đưa danh sách cho bộ phận lễ tân.Ngoài ra còn là bộ phận quan trọng trong việc xây dựng chiến lược tạo ra sản phẩm mới trong nhà hàng,còn phối hợp với các phòng ban khác trong nhà hàng nhằm đưa ra chính sách giá cho phù hợp với thị trường kinh doanh của nhà hàng.

-Phòng kế toán: có nhiệm vụ thu thập các hoá đơn trong ngày để phân loại,tổng hợp

và xử lý các số liệuvà thông tin về các hoạt động tài chính mỗi ngày nhằm xác định,cung cấp thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng thông tin ,phản ánh các chi phí phát sinh trong kì và kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của bộ phận này phải phản ánh đầy đủ và cụ thể các loại vốn,từng loại tài sản,giúp cho việc kiểm tra,giám sát tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn và tính chủ động trong kinh doanh.Chịu trách nhiệm về quyết toán tổng thu chi cho từng hoạt động kinh doanh và từng kì kinh doanh của nhà hàng.Để có thể có được những chiến lược kinh doanh hợp lí cho kì kinh doanh tiếp theo thì nhà hàng BANJIRO cần dựa vào

số liệu tổng hợp của phòng kế toán,Từ đó đưa ra được giải pháp xác thực cho các vấn đề đang gặp phải tại nhà hàng để có hướng giải quyết tốt nhất

-Bộ phận bàn : Có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách bằng cách phục vụ

món ăn đồ uống cho khách hàng, đảm đảo đúng quy trình phục vụ, nắm bắt thực đơn mới để giới thiệu với khách.Theo dõi và quản lí tài sản, hàng hoá trong nhà hàng và các nhiệm vụ quan trọng khác như: lập kế hoạch,lên danh sách mua sắm thêm dụng cụ mới thay thế trang dụng cụ đã bị xuống cấp, hư hỏng các nhân viên. về ngoại ngữ cũng như khả năng giao tiếp rất cao,vì vậy để phục vụ được tốt thì nhân viên phải có khả năng giao tiếp ngoại ngữ với khách và hiểu được khách có nhu cầu.

-Bộ phận bếp: họ quản lí việc thu mua nguyên liêu,kiểm tra giám sát quá trình sơ chế

và chế biến món ăn phục vụ khách

-Bộ phận bảo vệ: chịu trách nhiệm bao vệ x echo khách vả nhân viên, an toàn cho

khách và an ninh nhà hàng. Bộ phận bảo vệ trong nhà hàng có trách nhiệm về bảo đảm an ninh tính mạng và trật tự cho tất cả mọi người trong nhà hàng.Vậy nên bộ phận này rất quan trọng cho khách hàng cũng như đối với nhà hàng.

Nhận xét: Việc phân chia chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận giúp cho quá trình thực hiện công việc diễn ra dễ dàng hơn,trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận được xác định rõ ràng,không có sự chồng chéo giữa các công việc vì thế mà các công việc luôn được đảm bảo một cách chính xác và kịp thời.Các bộ phận trong nhà hàng đều có chuyên môn và nghiệp vụ khác nhau do đó các bộ phận cần phải có sự tương tác,phối hợp với nhau để cho quá trình hoạt động diễn ra một cách tốt nhất,đảm bảo chất lượng phục vụ của nhà hàng và mục tiêu của nhà hàng đề ra

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH PHỤC vụ bàn tại NHÀ HÀNG BANJIRO (Trang 41 - 45)