lên bộ phận kế toán được quản lý nhà hàng duyệt sau đó lên phòng kho nhận rồi ký vào biên bản.
Sau đó quản lý nhà hàng sẽ lập phiếu theo dõi cấp phát CSVCKT. Liệt kê từng TTB&DC được cấp phát dùng cho từng bộ phận trong mỗi tháng. Đầy đủ và chi tiết, cụ thể sau đó báo cáo với Ban Giám Đốc của khách sạn
Công tác kiểm kê
Để kiểm kê, kiểm soát CSVCKT nhà hàng đã áp dụng phương pháp đo lường bằng dấu hiệu báo trước, kiểm kê, thống kê.
+ Quản lý nhà hàng đã cập nhật thông tin về số lượng khách sẽ ăn trong buổi do bộ phận lễ tân cung cấp, từ đó có thể biết được dụng cụ ăn uống cần cung ứng cho khách nhiều hay ít. Trong trường hợp khách đi theo đoàn, với số lượng lớn, quản lý nhà hàng cần liên hệ với trưởng bộ phận bếp để kịp thời nhận từ kho và chuẩn bị đủ số lượng đẻ cung ứng cho khách, tránh tình trạng khách đến mà vẫn thiếu hụt làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ và xáo trộn quá trình. Và mỗi buổi thì nhân viên sẽ tiến hành kiểm tra số lượng dụng cụ đã dùng xem có đầy đủ hay thất thoát, hư hỏng gì không.
+ Đối với các sản phẩm trong kho, các thiết bị trữ hàng hóa được tiến hành kiểm soát chặt chẽ. Thủ kho thường xuyên kiểm tra tình trạng chất lượng nguyên vật, vật tư trong kho, thiết bị trữ hàng hóa như : Tủ đông, tủ lạnh… thực hiện 1 lần/tháng, báo ngay cho quản lý nhà hàng trong trường hợp sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
+ Còn đối với trang thiết bị máy móc trong nhà hàng thì quản lý và nhân viên cũng thường xuyên kiểm kê về máy móc sử dụng trong quá trình phục vụ.
Người chịu trách nhiệm là kế toán trưởng, quản lý nhà hàng, giám sát và các trưởng bộ phận khác. Kết thúc buổi kiểm kê những người chịu trách nhiệm phải ký vào biên bản kiểm kê.
STT Tên TTB&DC ĐVT Tổng số lượng Thất thoát Số lượng còn lại Ghi chú I. Máy móc, thiết bị
1 Máy điều hòa Cái 8 2 6 Bị hỏng
2 Lò nướng
bánh mỳ
Cái 2 1 2 Bị hỏng
Bếp ga Cái 4 1 4 Bị hỏng
Xe đẩy Cái 4 0 4
Máy quạt Cái 10 0 10
II. Dụng cụ 1 Ly Cái 400 32 368 Do khách 2 Chén Cái 1500 17 1483 Do khách và do thất lạc 3 Muỗng Cái 850 22 828 Thất lạc 4 Dao Cái 550 12 538 Thất lạc 5 Khay Cái 20 0 20 III. Đồ vải 1 Khăn bàn Cái 450 15 435 Bị hỏng
2 Khăn ăn Cái 750 10 740 Thất lạc
3 Khăn lau
dụng cụ
Cái 170 15 155 Bị hỏng
Công tác phòng chống thất thoát,trộm cắp
Việc thất thoát TTB&DC sẽ làm gia tăng chi phí của nhà hàng và làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng phục vụ khách. Chính vì thế mà nhà hàng cần phải có những biện pháp để phòng chống thất thoát. Để có thể làm được điều đó thì nhà hàng cần đưa ra những yêu cầu quy định cho nhân viên trong việc bảo vệ CSVCKT của nhà hàng dưới 2 phương diện :
+ Khách sạn, nhà hàng phải có nhân viên bảo vệ trực 24/24 giờ. Việc ra vào của nhân viên phải được quản lý chặt chẽ.
+ Nên giao nhiệm vụ cho từng ca, nhân viên trong ca làm đó phải quản lý và chịu trách nhiệm về việc mất cắp các CSVCKT.
+ Nhân viên trong bộ phận cần phải có tinh thần tnhiệm và tự giác cao. + Đặt camera ở những vị trí cần thiết.
+ Thiết kế cửa ra vafp thật hợp lý.
+ Nhân viên có trách nhiệm quan sát khách, đặc biệt là khách lưu trú tại khách sạn vì lúc khách mượn mà quên trả mang về.
* Hạn chế việc thất lạc :
+ TTB&DC cần để đúng vị trí theo quy định của nhà hàng.
+ Khi vệ sinh nhà hàng cần phải chú ý xem khách có đánh rơi dụng cụ dưới đất, lẫn rác vào hay không.
+ Nhân viên ở các bộ phận khác mượn phải ghi rõ ai mượn, thời gian mượn trả. + Nhân viên trong quá trình phục vụ, thu dọn nên cảnh giác trành làm rơi rớt dụng cụ vào những nơi không nhặt được.