Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanhtra Sở Giáo dục và Đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (Trang 28 - 33)

7. Bố cục của luận văn

1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanhtra Sở Giáo dục và Đào tạo

Thanh tra Sở GD&ĐT là một cơ quan thuộc Sở GD&ĐT và cũng đồng thời là một cơ quan trong hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước. Vì vậy, về cơ bản nó

21 Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.

có chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn như các cơ quan thanh tra nhà nước khác. Bên cạnh chức năng thanh tra, Thanh tra Sở GD&ĐT còn thực hiện chức năng giúp Giám đốc Sở GD&ĐT thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng theo quy định của Luật khiếu nại; Luật tố cáo; Luật phòng, chống tham nhũng. Do đó, tại Nghị định số 42/2013/NĐ-CP quy định: “Thanh tra

Sở Giáo dục và Đào tạo giúp Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức

năng tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật”.

Để thực hiện các chức năng như đã nói ở trên, Thanh tra Sở GD&ĐT và Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT được pháp luật trao những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định phù hợp với phạm vi quản lý nhà nước của Sở GD&ĐT và với thẩm quyền của Giám đốc Sở GD&ĐT. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở GD&ĐT, Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT được quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định số 42/2013/NĐ-CP; đồng thời còn được quy định chung tại Điều 24, Điều 25 Luật Thanh tra năm 2010 và Điều 13, Điều 14 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở GD&ĐT được thể hiện qua nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở GD&ĐT nói chung và nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT nói riêng.

1.3.3.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo

Thanh tra Sở GD&ĐT thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 9 Nghị định số 42/2013/NĐ-CP, Điều 24 của Luật Thanh tra năm 2010, Điều 13 Nghị định 86/2011/NĐ-CP. Theo đó, các nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở GD&ĐT có thể được chia làm 4 nhóm như sau:

a) Nhiệm vụ, quyền hạn về thanh tra gồm: Thực hiện Thanh tra hành chính

đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở GD&ĐT; thực hiện thanh tra chuyên ngành đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ chấp hành quy định pháp luật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở GD&ĐT; có quyền xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra chuyên ngành theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc sở và CTVTT ở địa phương.

b) Nhiệm vụ, quyền hạn về giải quyết khiếu nại, tố cáo: Giải quyết khiếu nại,

tố cáo của công dân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát huy dân chủ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân. Điều 9 Nghị định số 42/2013/NĐ-CP đã ghi nhận nhiệm vụ “thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo theo

quy định pháp luật về khiếu nại tố cáo” của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo theo

quy định tại Điều 24 của Luật Thanh tra năm 2010..

Theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011 và Luật tố cáo năm 2011 thì Thanh tra Sở GD&ĐT mặc dù không phải là cơ quan có thẩm quyền giải quyết quyết khiếu nại, tố cáo nhưng đây là đơn vị có chức năng giúp Giám đốc Sở GD&ĐT giải quyết khiếu nại, tố cáo.

c) Nhiệm vụ, quyền hạn về phòng chống tham nhũng: Tương tự tại Điều 9

Nghị định số 42/2013/NĐ-CP và Khoản 9 Điều 24 Luật Thanh tra năm 2010 đã ghi nhận nhiệm vụ “thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng”. Luật thanh tra năm

2004 lần đầu tiên đã chính thức ghi nhận trách nhiệm đấu tranh phòng chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan thanh tra, trong đó có Thanh tra Sở GD&ĐT.

d) Nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải

quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, gồm: hướng dẫn, theo dõi, đôn

đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở GD&ĐT.

So với Luật Thanh tra năm 2004 thì Luật Thanh tra năm 2010 đã tăng cường một số nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Sở nói chung. Theo đó, nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra Sở GD&ĐT cũng đã bổ sung những nhiệm vụ, quyền hạn mới là:

Một là, xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở phê duyệt, tổ chức thực

hiện Kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Sở. Luật Thanh tra năm 2004 quy định nhiệm vụ này thuộc trách nhiệm của Chánh Thanh tra. Đến Luật Thanh tra năm 2010 thì nhiệm vụ này được chuyển qua nhiệm vụ chung của cơ quan thanh tra. Trong khi đó, tại Khoản 5 Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010 vẫn quy định: “Kế hoạch thanh tra là văn bản xác định nhiệm vụ chủ yếu về thanh tra của cơ

quan thực hiện chức năng thanh tra trong 01 năm do Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra xây dựng để thực hiện Định hướng chương trình thanh tra và yêu cầu quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp”. Như vậy, Luật Thanh tra năm 2010 đã điều chuyển nhiệm vụ như đã nói nhưng thực chất trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra vẫn thuộc nhiệm vụ của Chánh Thanh tra Sở.

Hai là, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc Sở, của Thanh tra Sở (Khoản 7 Điều 24 Luật Thanh tra năm 2010). Việc bổ sung quyền hạn này là cần thiết bởi qua thực tiễn thi hành Luật Thanh tra năm 2004, không ít những yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý thanh tra còn chưa được thực hiện hoặc thực hiện không triệt để vì chưa có quy định cụ thể để đảm bảo cho việc thi hành các yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra22.

Ba là, tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành giáo dục cho Thanh

tra viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc Sở GD&ĐT và cộng tác viên thanh tra giáo dục ở địa phương (Khoản 2 Điều 9 Nghị Định số 42/2013/NĐ-CP).

1.3.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo

Nghị định số 42/2013/NĐ-CP đã có sự phân định rõ gữa nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT với nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở GD&ĐT 23. Quy định trên đã góp phần đề cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan Thanh tra GD&ĐT. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT được quy định tại Điều 10 Nghị định 42/2013/NĐ-CP theo đó, Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 25 Luật thanh tra năm 2010, gồm: Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở; Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở quyết định và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó; Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; Báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình; Kiến nghị Giám đốc

22 Trần Đức Toàn (2013), tlđd (10), tr.26. 23 Điều 9, Điều 10 Nghị định số 42/2013/NĐ-CP.

Sở tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của Thủ trưởng đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở khi có căn cứ cho rằng các quyết định đó trái pháp luật hoặc gây ảnh hướng đến hoạt động thanh tra; kiến nghị Giám đốc Sở xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của Sở; Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Trưng tập cộng tác viên thanh tra Giáo dục ở địa phương, công chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra; Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giám đốc Sở giao.

Luật Thanh tra năm 2010 dã tăng cường một số nhiệm vụ, quyền hạn cho Chánh thanh tra sở nói chung. Theo quy định tại Điều 25 Luật Thanh tra năm 2010, Điều 13 Nghị định số 86/2011/NĐ-Chính Phủ, nhiệm vụ quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo có những điểm mới như sau:

Một là, quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật

và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở về quyết định của mình (Điểm a Khoản 2 Điều 25 Luật Thanh tra năm 2010). Nếu như quy định tại Luật Thanh tra năm 2004 yêu cầu Chánh Thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải trình Giám đốc sở quyết định việc thanh tra thì Luật Thanh tra năm 2010 đã cho phép Chánh Thanh tra sở có quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về quyết định của mình. Việc thay đổi thẩm quyền này đã tăng cường tính chủ động cho người đứng đầu cơ quan thanh tra trong việc thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo linh hoạt, nhanh nhạy của thanh tra trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay.

Hai là, xử lý sự chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh

tra trong phạm vi được phân cấp về quản lý nhà nước của Sở.

Ba là, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban

hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra. Đây không phải là một quyền hạn mới, tuy nhiên trong Luật Thanh tra năm 2004, nhiệm vụ này được giao cho Thanh tra Sở đảm nhiệm. Đến nay theo Luật Thanh tra năm 2010 nhiệm vụ này được giao cho cá nhân Chánh Thanh tra sở thực hiện.

Như vậy, do thẩm quyền của các cơ quan thanh tra, người đứng đầu cơ quan thanh tra trong Luật Thanh tra năm 2010 về cơ bản là được kế thừa từ Luật Thanh

tra năm 2004 nên chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Sở GD&ĐT và Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT không có nhiều thay đổi tuy nhiên vẫn sự đổi mới, chuyển đổi và bổ sung một số quyền hạn, nhiệm vụ. Điều này là hết sức cần thiết và quan trọng, đã góp phần tăng cường vai trò của thủ trưởng cơ quan thanh tra, tăng cường tính độc lập cho tổ chức thanh tra, tạo cơ sở cần thiết giúp tăng hiệu quả cho công tác thanh tra ngành Giáo dục.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)