7. Bố cục của luận văn
1.4.4. Phương pháp thanhtra
Để hoàn thành tốt công tác thanh tra Giáo dục, Đoàn thanh tra và Thanh tra viên phải nắm vững cách thức sử dụng các phương pháp thanh tra.
Theo tác giả Nguyễn Xuân Thanh, có khá nhiều phương pháp thanh tra, nhưng những phương pháp thanh tra Giáo dục phổ biến thường được các Thanh tra viên sử dụng hiện nay như: Phương pháp quan sát; Phương pháp điều tra; Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu và đối chiếu với thực tế; Phương pháp tham dự các hoạt động Giáo dục cụ thể (dự các sinh hoạt, hoạt động trong và ngoài lớp, ngoài trường)31. Những phương pháp thanh tra này là phù hợp với lĩnh vực giáo dục vì thanh tra là để đưa ra những đánh giá, những kết luận về hoạt động của đơn vị có đúng quy định pháp luật không nhằm kịp thời có những thay đổi đảm bảo pháp chế nên cần có những quan sát thực tiễn, số liệu thống kê. Đồng thời những phương pháp trên được xây dựng, tổng hợp và phân loại dựa trên việc phân loại các phương pháp thanh tra nói chung và đã được áp dụng một cách hiệu quả cho nhiều lĩnh vực khác nhau và trong đó có Thanh tra Giáo dục.
Việc sử dụng đơn lẻ mỗi phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp thanh tra tuỳ thuộc vào mục đích thanh tra, đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra, thời gian và tình huống cụ thể trong quá trình thanh tra.
1.4.4.1. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là phương pháp đem lại tài liệu cụ thể, cảm tính trực quan song nó có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thanh tra Giáo dục.
Việc quan sát có thể kết hợp tri giác của thanh tra viên với việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại như camera, máy ảnh, radio – catxét, v.v…Điều này đòi hỏi thanh tra viên vừa phải trang bị cho mình kiến thức về chuyên môn vừa phải có kĩ năng nhận biết, phán đoán và sử dụng thiết bị công nghệ để áp dụng vào trong công việc của mình.
Trong hoạt động Giáo dục nói chung và giảng dạy nói riêng, có rất nhiều nội dung thanh tra viên cần quan sát như:
- Quan sát thông qua các hoạt động giảng dạy và Giáo dục của giáo viên. - Quan sát thông qua các hoạt động hoạt động học tập của học sinh.
- Quan sát các hoạt động, tài liệu, sản phẩm của giáo viên, cán bộ công nhân viên, cán bộ quản lý để có những số liệu cụ thể cho việc đánh giá.
Trong quá trình quan sát, thanh tra viên cần phải xác định được mục đích và yêu cầu (quan sát khía cạnh, quan sát toàn diện, quan sát phát hiện, quan sát kiểm nghiệm, quan sát liên tục, quan sát gián đoạn, quan sát theo đề tài tổng hợp hay theo chủ đề cần thanh tra), kế hoạch và hệ thống, lựa chọn đúng đắn đối tượng quan sát. Đặc biệt để có thông tin đầy đủ, hiệu quả cao nên ghi chép các hiện tượng, sự kiện của quá trình Giáo dục .
Để sử dụng phương pháp quan sát một cách hiệu quả trong quá trình thanh tra, đòi hỏi thanh tra viên phải có kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật và có sự tinh tế sư phạm cần thiết.
1.4.4.2. Phương pháp điều tra
Phương pháp điều tra là phương pháp dùng các phiếu câu hỏi để khảo sát một số lượng lớn các đối tượng nghiên cứu có hoặc không liên quan đến sự việc cần thanh tra nhằm thu được những ý kiến chủ quan của họ về sự việc hoặc một vấn đề nào đó. Trong phương pháp điều tra, phổ biến nhất là phương pháp điều tra bằng phiếu (gọi là anket) và điều tra bằng hỏi chuyện, phỏng vấn.
Ưu điểm đầu tiên của phương pháp hỏi chuyện, phỏng vấn, anket giúp đi sâu vào mối quan hệ phức tạp, nhiều mặt của đối tượng cần thanh tra, do đó mỗi câu hỏi trong phiếu điều tra hay trong phỏng vấn phải được chuẩn bị, cân nhắc cẩn thận, nội dung rõ ràng và ngôn ngữ phải dễ hiểu, trong sáng, khi tiến hành đoàn thanh tra phảI tinh tế và có kỹ năng giao tiếp nhất định. Sau khi tiến hành điều tra xong bằng phương pháp này, các thanh tra viên cần chú ý phân tích số liệu thu được bằng phiếu điều tra, thống kê và phân loại các câu hỏi thu được một cách có hệ thống.
Phương pháp điều tra hỏi chuyện, phỏng vấn, anket đòi hỏi thanh tra viên cần có những kiến thức chuyên sâu và am hiểu về đơn vị thanh tra, đối tượng thanh tra và cần có kỹ năng sắp xếp công việc khoa học.
Để có được kết luận thanh tra khách quan, chính xác, thông tin thu được qua điều tra bằng anket, trò chuyện, phỏng vấn phải so sánh với kết quả thu được bằng các phương pháp khác.
1.4.4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu và đối chiếu với thực tế
Tài liệu là nguồn thông tin về kết quả hoạt động của quá trình Giáo dục - Đào tạo. Tuy nhiên, thanh tra viên không nên đánh giá quá cao về bản báo cáo, biên bản, bản kế hoạch mà phải nghiên cứu thực tế cuộc sống và hoạt động giảng dạy, Giáo dục của nhà trường. Phân tích, tổng hợp tài liệu bao gồm: phân tích số liệu thống kê, các loại biểu đồ, đồ thị cho phép thanh tra viên hình dung trực quan sự biến động của quá trình và hiện tượng quan sát. Yêu cầu khi phân tích tài liệu, văn bản cần chú ý nội dung, bố cục, theo mấu văn bản, quy định về quản lý Giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Nói tóm lại, chỉ có thể sử dụng kết hợp các phương pháp thanh tra khác nhau và biết phối hợp tối ưu giữa chúng mới cho phép rút ra những kết luận có căn cứ, chuẩn xác để đánh giá đúng đắn, khách quan việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng thanh tra.
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứ cơ sở lý luận của đề tài, tác giả rút ra kết luận như sau:
Thanh tra Giáo dục là chức năng thiết yếu của quản lý giáo dục, là cầu nối giữa nhà quản lý và đối tượng quản lý, là nơi diễn ra quá trình thu nhận thông tin để vận động và phát triển.
Hoạt động thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo là một nhiệm vụ trong công tác quản lý Giáo dục Đào tạo nhằm đảm bảo việc phát triển các trường trong hệ thống theo đúng định hướng đã vạch ra thông qua các chỉ thị, nghị định của Chính Phủ và cơ quan thấm quyền nhằm mục tiêu dài hạn là đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, trong đó chú trọng đến hội nhập về lao động, công nghệ với khu vực và thế giới, đó cũng là định hướng Giáo dục Đào tạo mà Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính Phủ đã đề ra.
Trong điều kiện công tác quản lý chưa có sự thay đổi đáng kể, công tác thanh tra còn nhiều bất cập thì việc tìm ra những giải pháp đối mới khả thi cho công tác thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo là nhiệm vụ cấp bách hiện nay để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đối mới công tác quản lý ngành Giáo dục chuyên nghiệp của nước ta.
CHƯƠNG 2
THỰCTRẠNGTỔ CHỨCVÀHOẠTĐỘNG CỦA THANH TRA