Thực trạng số lượng và chất lượng công chức của Thanhtra Sở Giáo dục và

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (Trang 45 - 51)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2. Thực trạng số lượng và chất lượng công chức của Thanhtra Sở Giáo dục và

dục và Đào tạo và giải pháp hoàn thiện

2.1.2.1. Về số lượng công chức - Mặt tích cực:

Đội ngũ cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra đang ngày càng được bổ sung, kiện toàn, nâng cao chất lượng. Hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo cũng đang từng bước được chuẩn hóa. Hiện nay, trên cả nước tổng số cán bộ thanh tra của 63 Sở GD&ĐT là 318 công chức (tăng 9 người so với năm học 2013-2014), chiếm 8,5% công chức của Sở, 215 người đã được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra (chiếm 67,6% và tăng 32 cán bộ so với năm học 2013-2014)32.Các Sở GD&ĐT đã kịp thời bổ sung, tăng cường lực lượng thanh tra theo yêu cầu đổi mới. Bên cạnh đó, cả nước có tổng số 22.445 cộng tác viên thanh tra (tăng so với năm học trước 2.341)33.

Đến nay 30/63 Sở đã cử cộng tác viên thanh tra Giáo dục tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ theo chương trình của Bộ GD&ĐT tại Học viện Quản lý Giáo dục và Trường Cán bộ quản lý Giáo dục TP.HCM với 2.236 học viên đã được cấp chứng

32 Thanh tra giáo dục sẽ đổi mới, http://thanhtra.moet.gov.vn, truy cập ngày 22/4/2017

33 Báo cáo trong hội thảo trực tuyến Đổi mới công tác thanh tra, hthanh trap://www.thanhbinh.edu.vn, truy

chỉ34.Các Sở GD&ĐT dành 10% biên chế của sở làm công tác thanh tra Giáo dục , bao gồm thanh tra chuyên môn, khiếu nại tố cáo, thanh tra chuyên đề, các khoản thu, thanh tra dạy thêm - học thêm...

Bên cạnh những mặt tích cực, về vấn đề này vẫn còn hạn chế như sau:

Hiện nay, trên cả nước có 223 trường Đại học; có 303 cơ sở Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp;có 63 sở Giáo dục và Đào tạo có 696 phòng Giáo dục và Đào tạo; chưa kể các cấp học mầm non có 14.352 trường học, tiểu học có 15.254 trường học, trung học cơ sở là 10.909 và trung học phổ thông có 2.788 trường35. Theo số liệu đã nêu trên (xem Phụ lục) thì một Thanh tra Sở GD&ĐT có khoảng 4-5 công chức. Điều này cho thấy, tuy cơ cấu và số lượng công chức thanh tra của Thanh tra Sở GD&ĐT có sự thay đổi tiến bộ, tuy nhiên với số lượng như hiện nay thì vẫn không đáp ứng đủ và không thể đảm bảo năng lực thanh tra của Sở. Số đơn vị, trường học và cán bộ, giáo viên, nhân viên do Sở GD&ĐT quản lý rất đông; sở giao cho các phòng GD&ĐT, có phòng GD&ĐT quản lý hàng trăm đơn vị, trường học và hàng nghìn cán bộ, giáo viên, nhân viên; phòng quản lý ít thì cũng hàng chục đơn vị, trường học và hàng trăm cán bộ, giáo viên, nhân viên. Thanh tra Giáo dục hoạt động rộng về địa bàn, đông về đối tượng, số lượng công chức như trên là vẫn còn ít so với yêu cầu công tác và nhiệm vụ được giao.

Còn tồn tại hạn chế trên là do:

Trước hết, trong hệ thống văn bản pháp luật về thanh tra không xác định số

biên chế tối thiểu cho cơ quan thanh tra. Tuy nhiên trong các công văn của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra các năm học 2010-2011, 2011-2012, 2012-2013 có yêu cầu cơ Sở GD&ĐT phải dành 10% biên chế của Sở cho Thanh tra36. So với thực tiễn, số lượng đối tượng và phạm vi của thanh tra Sở GD&ĐT là quá nhiều và quá rộng, với quy định như vậy cũng chưa có sự linh động và phù hợp với thực tiễn.

34 Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đổi mới công tác thanh tra, hthanh trap://www.thanhbinh.edu.vn, truy cập ngày 22/4/2017.

35 Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo Thống kê năm học 2015-2016, https://www.moet.

gov.vn/thong-ke/Pages/thong-ke-giao-duc-tieu-hoc.aspx?ItemID=4043 (truy cập ngày 11/10/2017).

36Theo quy định tại Công văn số 5073/BGDĐT-TT, 5859/ BGDĐT-TT ngày 05/9/2011, 5156/ BGDĐT-TT ngày 10/8/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học 2010-2011, 2011-2012, 2012-2013.

Thứ hai, việc tuyển dụng, tiếp nhận công chức về Thanh tra GD&ĐT cũng

gặp nhiều khó khăn đặc biệt là ở các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa. Công chức thanh tra mặc dù được hưởng phụ cấp và được hưởng chế độ ưu đãi nhất định, tuy nhiên nhiều công chức không muốn đảm nhiệm bởi đây là công việc nhạy cảm, có thể “chạm” đến nhiều cán bộ, công chức trong ngành.

Từ thực trạng trên, tác giả xin kiến nghị giải pháp hoàn thiện như sau:

Thứ nhất, cần kiện toàn tổ chức của Thanh tra Sở GD&ĐT, đảm bảo số lượng công chức thanh tra theo nhu cầu thực tế công việc và theo đúng quy định. Trong Công văn số 3936/BGDĐT-TTr về Hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra năm học 2017 – 2018 thì Bộ GD&ĐT đã quy định vị trí việc làm của Thanh tra sở trên cơ sở đó bố trí đội ngũ đáp ứng vị trí việc làm. Thanh tra sở GD&ĐT phải đảm bảo các vị trí việc làm tối thiểu: Chánh Thanh tra; Các Phó Chánh Thanh tra; công chức thanh tra phụ trách thanh tra Giáo dục mầm non, Giáo dục phổ thông, Giáo dục thường xuyên; công chức thanh tra phụ trách thanh tra Giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm, trung tâm tư vấn du học, trung tâm ngoại ngữ - tin học; công chức thanh tra phụ trách thanh tra tài chính, quản lý đầu tư, xây dựng; công chức thanh tra phụ trách tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng; công chức thanh tra phụ trách việc xử lý sau thanh tra. Căn cứ tình hình thực tế có thể bố trí một người phụ trách 01 - 02 lĩnh vực hoặc một số người cùng phụ trách 1 lĩnh vực nhưng nhất thiết mỗi lĩnh vực phải có 01 người chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, hiện tại, ngoài quy định trong Công văn trên của Bộ GD&ĐT thì chúng ta chưa có một quy định chính thức, đủ tầm về nội dung này. Do vậy, không những cần quy định biên chế tối thiểu của cơ quan thanh tra mà biên chế tối thiểu này còn cần được quy định trong văn bản pháp lý có hiệu lực cao hơn như luật, nghị định, thông tư chứ không chỉ dừng ở mức công văn hướng dẫn.

Thứ hai, hoàn thiện vị trí việc làm của Thanh tra Sở GD&ĐT. Triển khai

thưc hiện Luật Cán bộ công chức năm 2008, Luật Viên chức năm 2010, Nghị quyết 30c năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011- 2020 và Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức các cấp, ngành trong cả nước từ Trung ương đến địa phương phải xác định lại xem cơ quan mình có bao nhiêu vị trí việc làm, các vị trí này cụ thể như thế nào. Vì vậy, Thanh tra Sở GD&ĐT cũng không là một ngoại lệ. Việc này nhằm xác định lại vị trí việc làm phân tích và mô tả

rõ từng loại công việc làm điều kiện để xác định chính xác số lượng Thanh tra viên cần thiết cho cơ quan Thanh tra Sở GD&ĐT; phân công và định mức công việc rõ ràng, xác định chính xác các yêu cầu đặt ra về phẩm chất đạo đức, năng lực, trách nhiệm làm cơ sở để tuyển dụng được những người đáp ứng các yêu cầu công việc vào làm việc. Thực hiện tốt công tác này là tạo ra điều kiện cơ bản để kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực của công chức thanh tra, đồng thời cũng thu hút và phát huy năng lực của đội ngũ công chức thanh tra giáo dục.

2.1.2.2. Về chất lượng công chức

Về trình độ chuyên môn: Hiện nay công chức làm công tác Thanh tra tại các

Sở GD&ĐT có trình độ chuyên môn tương đối cao, hầu hết công chức tại Thanh tra Sở GD&ĐT đều có trình độ đại học trở lên, nhiều cán bộ đã có đồng thời bằng đại học luật và đại học chuyên ngành khác. Theo số liệu thống kê của năm 2015 cho thấy, hầu hết công chức thanh tra có trình độ chuyên ngành cử nhân sư phạm trở lên và đã qua đào tạo về tin học, ngoại ngữ. Hầu hết các cán bộ lãnh đạo cơ quan thanh tra và thanh tra viên đều có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên37.

Ngoài ra, phần lớn đội ngũ công chức hiện đang công tác đã được rèn luyện, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp cách mạng. Kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ công chức từng bước được nâng cao về mọi mặt, góp phần tích cực vào thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn vừa qua.

Về trình độ văn hoá và nghiệp vụ chuyên ngành thanh tra: Hầu hết đội ngũ

Thanh tra Sở đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ từ đại học trở lên. Lực lượng CTVTT tại một số Sở GD&ĐT như Lâm Đồng, Đắk Nông, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh đã được cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận, nhiều Sở GD&ĐT đã cử CTVTT Giáo dục tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ theo chương tình CTVTT Giáo dục của Bộ GD&ĐT tại Học viện quản lý Giáo dục như Quảng Ninh, Hòa Bình, Ninh Bình, Cao Bằng.

Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, vấn đề chất lượng công chức còn tồn tại một số hạn chế sau:

37 Ban soạn thảo quy chế Thanh tra TP.HCM, Báo cáo thực trạng về công tác tuyển dụng công chức ngành Thanh tra.

Hạn chế thứ nhất là, trình độ chuyên môn của công chức thanh tra không

đồng đều, các địa phương ở vùng sâu vùng xa trình độ chuyên môn của công chức thanh tra còn nhiều hạn chế. Ví dụ như tại Sở GD&ĐT các thành phố lớn như Hà

Nội, TP.HCM hoặc Đà Nẵng, số lượng công chức thanh tra khá nhiều trên 5 người nhưng 100% đều đạt trình độ cử nhân giáo dục, chưa kể một số công chức còn có thêm bằng cử nhân luật. Nhưng trong khi đó, ở Sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu, hiện có 1 Chánh Thanh tra và 2 Phó Chánh thanh tra nhưng chỉ có Chánh Thanh tra có bằng cử nhân Giáo dục, không có bằng chuyên ngành luật. Tại Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum hiện có 1 Chánh Thanh tra, 1 Phó Chánh thanh tra và 1 Thanh tra viên, nhưng Thanh tra viên chỉ đạt trình độ trung cấp chuyên ngành Giáo dục và hoàn toàn không có công chức nào có thêm bằng cấp chuyên ngành luật. Ngoài ra, hầu hết các công chức thanh tra có trình độ chuyên ngành Giáo dục nhưng còn thiếu sự hiểu biết trong một số lĩnh vực tài chính, kế toán, xây dựng… Điều này đã hạn chế rất nhiều đến năng lực phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, những vụ việc mà thanh tra phát hiện ra chưa nhiều; xử lý vi phạm chưa triệt để còn để dây dưa kéo dài. Cùng với đó, hạn chế về trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ chỉ dừng lại ở mức độ phát hiện sai phạm mà chưa nâng lên thành nhận định đánh giá để dự báo chính xác tình hình; kiến nghị đề ra các phương án tối ưu về quản lý chưa nhiều. Số công chức đào tạo mới có đủ trình độ chuyên môn nhưng lại thiếu kinh nghiệm và ứng xử trong lĩnh vực thanh tra38.

Còn tồn tại hạn chế trên là do công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra được thực hiện chưa thường xuyên. Chánh Thanh tra các Sở GD&ĐT chưa chủ

động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra tại chính các Sở GD&ĐT, mà chủ yếu việc đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra chủ yếu chỉ do Trường cán bộ Thanh tra thuộc Thanh tra Chính Phủ tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, Thanh tra tỉnh, thành phố tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ thanh tra hành chính, Bộ Giáo dục tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành. Những lớp như vậy rất ít, ở một số địa phương, chỉ tiêu học lớp nghiệp vụ thanh tra cơ bản do Trường cán bộ thanh tra Chính Phủ tổ chức được Thanh tra tỉnh phân bổ cho Sở GD&ĐT rất ít nên thường chỉ cử được những công chức đang công tác tại Thanh tra Sở GD&ĐT và dự kiến bổ nhiệm Thanh tra viên tham gia chứ không có

38 Ban soạn thảo quy chế Thanh tra TP.HCM, Báo cáo thực trạng về công tác tuyển dụng công chức ngành Thanh tra.

điều kiện cử công chức dự kiến luân chuyển hoặc công chức mới được tuyển dụng tiếp nhận vào công tác tại Thanh tra Sở GD&ĐT39.

Ngoài ra, số lượng cán bộ tham gia các khóa bồi dưỡng còn hạn chế do bận công việc tại đơn vị, thời gian tham gia không được trọn vẹn. Điều này dẫn đến tình trạng công chức thanh tra có đủ trình độ chuyên môn nhưng lại thiếu kiến thức nghiệp vụ, kinh nghiệm và ứng xử trong lĩnh vực thanh tra40.

Để khắc phục tình trạng này, tác giả kiến nghị những giải pháp sau:

Thứ nhất, lãnh đạo các Thanh tra Sở GD&ĐT cần quan tâm hơn đến việc xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên sâu về ngành, lĩnh vực đó. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và quản lý công chức được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phải có sự khác biệt so với công chức, Thanh tra viên trong cơ quan thanh tra nhà nước. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cần kết hợp chặt chẽ giữa việc đào tạo nghiệp vụ thanh tra nói chung với nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành giáo dục. Bên cạnh việc đào tạo lần đầu với công chức thanh tra và CTVTT thì cần chú trọng thực hiện công tác đào tạo lại, đào tạo theo định kì để cập nhật những kiến thức mới, kỹ năng mới, đặc biệt là trong điều kiện pháp luật có nhiều thay đổi như hiện nay.

Thứ hai, thực hiện tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, luân chuyển những người có trình độ chuyên môn, am hiểu nhiều lĩnh vực hoạt động của ngành giáo dục và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn đến làm việc tại các tổ chức thanh tra giáo dục, bởi đây là những người có khả năng tiếp cận nhanh với công tác thanh tra tại Sở GD&ĐT và đáp ứng yêu cầu bổ nhiệm Thanh tra viên. Tổ chức thi tuyển để chọn lựa được những cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao. Đồng thời lãnh đạo Thanh tra các Sở GD&ĐT cần huy động công chức có chuyên môn nghiệp vụ vững, có thâm niên công tác làm cộng tác viên thanh tra, việc huy động không chỉ giới hạn trong phạm vi cơ quan, ngành mà cần mở rộng ra bên ngoài. Ví dụ như mời công chức Sở Tài chính tham gia các Đoàn thanh tra về thu, quản lý, sử dụng học phí và các nguồn lực tài chính khác.

39 Kế hoạch số 3138/KH-TTCP ngày 24/11/2016 của Tổng Thanh tra Chính phủ về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành thanh tra năm 2017.

40 Các giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức ngành thanh tra https://thanhtra.thuathienhue.gov.vn/? gd=1&cn=194&tc=400, truy cập ngày 12/7/2017.

Hạn chế thứ hai là, đội ngũ CTVTT giáo dục còn yếu về kiến thức pháp luật

và nghiệp vụ thanh tra. Trong thực tiễn hoạt động thanh tra Giáo dục có đội ngũ thanh tra kiêm nhiệm mà nay gọi là cộng tác viên thanh tra, đây là mạng lưới, là "tai, mắt" quan trọng giúp cho cấp quản lý giáo dục có khả năng thấu hiểu, nắm vững mọi hoạt động giáo dục của người giáo viên, tới mọi vấn đề ngõ ngách của cơ sở nhà trường. Tuy nhiên hiện nay còn khoảng 30% CTVTT chưa được học nghiệp vụ thanh tra. Qua thực tế quan sát, tồn tại lớn nhất của đội ngũ CTVTT thể hiện ở các khía cạnh: am hiểu pháp luật và các quy định về Thanh tra còn yếu; nghiệp vụ thanh tra thiếu vững vàng; còn nặng tình cảm, xuê xoa, nể nang, ngại va chạm…

Còn tồn tại tình trạng trên là do, dù hiện tại đã có chương trình, kế hoạch và tài liệu

đào tạo cho đội ngũ này nhưng chưa thực sự có hiệu quả. Chương trình Đào tạo còn nhiều chỗ chưa phù hợp, tập trung quá nhiều vào lý thuyết mà dành ít thời gian cho thực hành nghiệp vụ thanh tra 41.

Để khắc phục tình trạng này, theo tác giả:

Cần đổi mới nội dung của tài liệu bồi dưỡng CTVTT Giáo dục. Chương trình hiện tại với số lượng tiết thực hành ít hơn số lượng tiết lý thuyết, nên cần tăng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)